Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Văn phòng Chính phủ vừa thông báo kết luận của Phó thủ tướng Lê Văn Thành tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Hải Phòng diễn ra ngày 23/10.
Cụ thể, về du lịch, Phó thủ tướng chỉ đạo trong thời gian tới, thành phố Hải Phòng cần phấn đấu trở thành trung tâm du lịch lớn của cả nước, khu vực và quốc tế, trong đó, xây dựng phát triển khu du lịch Cát Bà, Đồ Sơn, Vũ Yên trở thành trung tâm du lịch quốc tế.
Bên cạnh đó, theo Phó thủ tướng, Hải Phòng cần đầu tư nâng cấp dự án kinh doanh du lịch quốc tế Hải Phòng gắn với việc kinh doanh casino tại khu III, quận Đồ Sơn với quy mô trung tâm du lịch nghỉ dưỡng, mua sắm 5 sao.
Về cảng biển, Phó thủ tướng đề nghị Hải Phòng đẩy mạnh rà soát quy hoạch, thực hiện di dời, sắp xếp lại các bến cảng cũ, thu hút các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực để đẩy nhanh đầu tư mới các khu, cụm cảng, bến cảng, đặc biệt là cảng tổng hợp quốc tế Nam Đồ Sơn theo quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt.
Đối với công nghiệp, theo Phó thủ tướng Lê Văn Thành, Hải Phòng cần tập trung mở rộng các khu, cụm công nghiệp, tăng cường quản lý khu công nghiệp, khắc phục các vi phạm trật tự xây dựng.
Còn về phát triển hạ tầng giao thông và mở rộng không gian đô thị, Phó thủ tướng đề nghị thành phố đẩy nhanh tiến độ các công trình giao thông quan trọng đang triển khai như cầu Bến Rừng, cầu Nguyễn Trãi, cầu Lại Xuân, mở rộng Quốc lộ 10, Quốc lộ 37, đường vành đai 2 thành phố.
Ngoài ra, Phó thủ tướng cũng giao Hải Phòng nghiên cứu triển khai tuyến đường cao tốc Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình (đoạn qua thành phố Hải Phòng), đồng thời sớm khởi công nhà ga hành khách số 2 cảng hàng không quốc tế Cát Bi.
Được biết, từ đầu năm đến nay, thành phố Hải Phòng đã tổ chức thực hiện thành công nhiệm vụ "kép" là phòng, chống dịch bệnh Covid-19 và duy trì, phát triển các hoạt động kinh tế - xã hội.
Tuy khu vực thương mại, dịch vụ, du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tăng trưởng kinh tế của thành phố vẫn đạt mức cao so với bình quân chung cả nước, tăng trưởng kinh tế 9 tháng tăng 12,28%, gấp 8,65 lần so với cả nước, dẫn đầu các địa phương trong cả nước.
10 tháng đầu năm 2021, Hải Phòng là địa phương thu hút FDI cao nhất cả nước, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt hơn 73.000 tỷ đồng, tăng hơn 17%. Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 18 tỷ USD, tăng hơn 25%.
Ngoài ra, thu hút đầu tư nước ngoài đạt gần 3 tỷ USD, gấp 2 lần so với cùng kỳ. Mặt khác, sản lượng hàng hóa qua cảng đạt hơn 119 triệu tấn, tăng 7%.
Bên cạnh những gì đạt được, Hải Phòng cũng tồn tại một số khó khăn như việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để duy trì nhịp độ tăng trưởng cao hay ổng vốn đầu tư toàn xã hội 9 tháng chỉ đạt khoảng 118.000 tỷ đồng, mới đạt 58,25% kế hoạch.
Đây được xem là thách thức lớn khi Hải Phòng đạt mục tiêu hơn 1 triệu tỷ đồng vốn đầu tư trong giai đoạn 5 năm tới, cũng như là thách thức về thu ngân sách, mục tiêu đến năm 2030, thu ngân sách trên địa bàn đạt 300.000 - 310.000 tỷ đồng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.