Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
UBND thành phố Hà Nội cho biết quá trình thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn, vướng mắc dẫn đến tiến độ thực hiện chưa đáp ứng yêu cầu. Tính đến hiện nay, tiến độ tổng thể chung của dự án đạt khoảng 75%.
Theo thành phố Hà Nội, dự án chậm tiến độ bởi nhiều nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan. Trong đó, một nguyên nhân đáng lưu ý là về năng lực nhà thầu Tổng công ty xây dựng Hà Nội (Hancorp). Đây là đơn vị nhà thầu thực hiện gói thầu CP05 - Công trình kiến trúc depot nhưng đang chậm trễ thực hiện các yêu cầu của chủ đầu tư, UBND thành phố.
UBND thành phố cho biết hợp đồng gói thầu CP5 do Hancorp thi công có thời gian thực hiện hợp đồng 61 tháng (từ 12/01/2013 đến 12/2/2018). Tuy nhiên, đến nay tiến độ thực hiện mới đạt 78,1% (chủ yếu phần xây lắp). Tiến độ thực hiện gói thầu CP05 tiếp tục chậm trễ, đến nay đã chậm 6 tháng, không đảm bảo các mốc tiến độ quan trọng so với kế hoạch.
Cụ thể, mốc số 4 về đặt hàng vật tư thiết bị cơ điện – MEPF (ngày 15/11/2021); mốc bàn giao cho các gói thầu cơ điện (ngày 01/6/2022); đóng điện hạ thế Depot (ngày 30/6/2022).
Mặc dù UBND thành phố, chủ đầu tư thường xuyên đôn đốc, chỉ đạo và phối hợp với Bộ Xây dựng để thúc đẩy tiến độ. Các nhà tài trợ của dự án thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và đã có ý kiến quan ngại về năng lực của nhà thầu này. Tuy nhiên, tiến độ chậm trễ khoảng 6 tháng của gói thầu CP05 đang tiếp tục đe dọa nghiêm trọng đến mục tiêu hoàn thành đoạn trên cao và kéo theo chậm trễ các gói thầu thiết bị gây khiếu nại (CP06, CP07, CP08, CP09) và chi phí phát sinh cho chủ đầu tư.
Nguyên nhân tiếp theo là việc chậm trễ, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB) và di dời kỹ thuật để bàn giao mặt bằng sạch cho nhà thầu thi công. Cụ thể, dự án chậm trễ bản giao mặt bằng cho các nhà thầu tử 1-6 năm so với kế hoạch ban đầu do vướng mắc về thủ tục GPMB và sự chấp hành của các hộ dân.
Bên cạnh đó là do công tác lãnh đạo chỉ đạo và điều hành của UBND thành phố đối với dự án chưa sát sao, quyết liệt. Ngoài ra, năng lực triển khai thực hiện dự án của chủ đầu tư và sự phối hợp giữa tư vấn, chủ đầu tư và các sở/ngành liên quan còn nhiều hạn chế, yếu kém.
Theo UBND thành phố Hà Nội, dự án là một dự án lớn và phức tạp, lần đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam do Ban Quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư, tổ chức thực hiện nhưng không có tổng thầu, được phân chia thành 9 gói thầu xây lắp thiết bị chính tạo ra nhiều giao diện giữa các gói thầu làm phát sinh điều chỉnh thiết kế và vướng mắc, khó khăn trong quá trình lập, phê duyệt thiết kế điều chỉnh và dự toán phát sinh gây chậm trễ tiến độ.
Mặt khác, năng lực, kinh nghiệm của chủ đầu tư còn hạn chế, chưa am hiểu hết và đầy đủ về công nghệ, chưa có thực tiễn quản lý, điều hành dự án có quy mô lớn, có tính kinh tế - kỹ thuật cao, phức tạp; nội bộ lãnh đạo Ban quản lý dự án đường sắt đô thị có khiếu nại, tố cáo phức tạp ảnh hưởng đến công tác quản lý, điều hành chung.
Thành phố cho biết tư vấn thực hiện dự án Systra (Tư vấn PIC) được chỉ định thầu là tư vấn thực hiện dự án thông qua nghị định thư giữa Chính phủ Pháp và Chính phủ Việt Nam từ đầu dự án nên việc quản lý thực hiện và thương thảo, điều chỉnh hợp đồng của chủ đầu tư với tư vấn luôn gặp khó khăn.
Cùng với đó, tư vấn chưa cung cấp đầy đủ, hiệu quả cho chủ đầu tư các giải pháp giải quyết các vướng mắc, khó khăn, đặc biệt là các vấn đề khác biệt giữa Hợp đồng FIDIC và quy định pháp luật Việt Nam hiện hành để quản lý đảm bảo tiến độ dự án. Từ 1/8/2021 đến 13/9/2021, tư vấn đã tạm ngừng huy động dịch vụ (lần thứ 3 từ đầu dự án đến nay), gây sức ép chủ đầu tư trong việc thương thảo, gia hạn hợp đồng.
Trong quá trình đàm phán điều chỉnh, gia hạn hợp đồng, do tính cấp bách và phức tạp của dự án một số nhà thầu quốc tế đề xuất giá trị phát sinh lớn và thiếu hợp tác để giải trình, cung cấp các hồ sơ minh chứng cụ thể theo yêu cầu của chủ đầu tư. Công tác phối hợp, giải quyết vướng mắc khó khăn giữa chủ đầu tư và các sở, ngành thành phố, UBND các quận, huyện có lúc chưa chặt chẽ và hiệu quả. Một số sở ngành chưa thực sự vào cuộc để giải quyết các khó khăn vướng mắc của dự án.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.