Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Quý III/2023, doanh thu thuần hợp nhất của PC1 đạt 2.220 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân chủ yếu của sự suy giảm trên là mảng xây lắp và thiết bị ngành điện – mảng cốt lõi, giảm rất sâu (-79%), chỉ đạt 477 tỷ đồng. Trong khi đó, các mảng khác đều có sự tăng trưởng: sản xuất công nghiệp (tăng 77%, đạt 401 tỷ đồng), kinh doanh bất động sản (tăng 4%, đạt 7 tỷ đồng), bán điện (tăng 18%, đạt 380 tỷ đồng), bán hàng hóa, vật tư (tăng 45%, đạt 139 tỷ đồng).
Ngoài ra, cơ cấu doanh thu quý III/2023 cũng ghi nhận những nguồn thu mới: khai thác, vận hành khu công nghiệp (182 tỷ đồng), bán quặng (598 tỷ đồng) chuyển nhượng bất động sản (32 tỷ đồng).
Dù doanh thu suy giảm, song nhờ cải thiện giá vốn, lợi nhuận gộp quý III/2023 tăng 35%, đạt 534 tỷ đồng.
Trong quý, PC1 ghi nhận thêm 42 tỷ đồng doanh thu tài chính, tăng 91%, đồng thời giảm được 13% chi phí quản lý (đạt 83 tỷ đồng).
Nhờ đó, bất chấp chi phí tài chính tăng 22% (324 tỷ đồng), PC1 vẫn có thể kết thúc quý III/2023 với khoản lợi nhuận trước thuế 140 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần cùng kỳ năm trước. Khấu trừ thuế, lợi nhuận còn 100 tỷ đồng, tăng gấp 22 lần.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu thuần của PC1 đạt 5.197 tỷ đồng, giảm 13% so với cùng kỳ. Cơ cấu doanh thu 9 tháng như sau: xây lắp và thiết bị điện (1.480 tỷ đồng, giảm 56%), sản xuất công nghiệp (745 tỷ đồng, tăng 33%), kinh doanh bất động sản (21 tỷ đồng, tăng 4%), chuyển nhượng bất động sản (32 tỷ đồng, tăng 39%), bán điện (1.046 tỷ đồng, giảm 16%), bán hàng hóa, vật tư (755 tỷ đồng, tăng 1%). 2 mảng mới phát sinh doanh thu là: khai thác, vận hành khu công nghiệp (474 tỷ đồng) và bán quặng (598 tỷ đồng).
Lợi nhuận gộp 9 tháng đạt 1.124 tỷ đồng, tăng 3% so với cùng kỳ, tương ứng biên lợi nhuận gộp 21,62%.
Điểm nhấn trong 9 tháng là doanh thu tài chính tăng 2,5 lần, đạt 136 tỷ đồng; tuy nhiên, chi phí tài chính còn cao hơn nhiều lần, đạt tới 765 tỷ đồng, tăng 27%.
Ngoài ra, chi phí bán hàng và chi phí quản lý cũng tăng đáng kể, lần lượt tăng gấp 16 lần, đạt 27 tỷ đồng và tăng 8%, đạt 228 tỷ đồng.
Bởi vậy, kết 9 tháng, lợi nhuận trước thuế của PC1 giảm 26% so với cùng kỳ năm trước, đạt 224 tỷ đồng. Lợi nhuận sau khấu trừ thuế đạt159 tỷ đồng, giảm 36%.
Tại ngày 30/9/2023, tổng tài sản của PC1 đạt 19.805 tỷ đồng, giảm 9% so với đầu năm. Tài sản cố định chiếm 55% tài sản, đạt 10.938 tỷ đồng, tăng 10%.
Trong 9 tháng, các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng 15% lên 1.159 tỷ đồng; trong khi hàng tồn kho giảm 2% về 871 tỷ đồng.
Đáng chú ý, quy mô vốn bằng tiền giảm 39% so với đầu năm, còn 2.180 tỷ đồng, gồm: tiền và tương đương tiền 1.021 tỷ đồng, giảm 60%; đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn (tiền gửi ngân hàng) 1.159 tỷ đồng, tăng 15%.
Về nguồn vốn, nợ phải trả tại ngày 30/9/2023 đạt 12.669 tỷ đồng, giảm 13% so với đầu năm. Trong đó, nợ vay chiếm 82%, đạt 10.399 tỷ đồng, giảm 13%.
Với vốn chủ sở hữu đạt 7.136 tỷ đồng, giảm 36 tỷ đồng so với đầu năm, hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu là 1,77 lần.
Về dòng tiền, dòng tiền kinh doanh 9 tháng của PC1 dương 578 tỷ đồng (cùng kỳ dương 1.068 tỷ đồng). Dòng tiền đầu tư âm 366 tỷ đồng, do công ty đẩy mạnh chi cho vay, mua công cụ nợ của đơn vị khác và mua sắm tài sản.
Tuy nhiên, dòng tiền vay/trả lại lần lượt giảm 45% và tăng 20% so với cùng kỳ, đạt 3.723 tỷ đồng/5.430 tỷ đồng, dẫn đến lưu chuyển tiền thuần cả kỳ âm 1.565 tỷ đồng, khiến tiền và tương đương tiền cuối quý III/2023 giảm 60% so với đầu năm, chỉ còn 1.021 tỷ đồng.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.