Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) trong tuần qua đã tiến hành bán đấu giá khoản nợ của Công ty Cổ phần Tập đoàn Tư vấn Đầu tư tài chính và Bất động sản Quảng Đại.
Theo đó tính đến ngày 18/10/2021, tổng dư nợ của Công ty Quảng Đại tại Agribank là hơn 141 tỷ đồng, trong đó dư nợ gốc là 71,6 tỷ đồng, dư nợ lãi là gần 70 tỷ đồng.
Tài sản đảm bảo của khoản nợ trên bao gồm 6 triệu cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư ATS tại Công ty Tài chính Cổ phần Điện Lực, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần; quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ phường Cẩm Phô, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Theo tìm hiểu, Công ty Quảng Đại được thành lập vào ngày 20/4/2006, người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Hữu Sinh. Công ty đặt trụ sở chính tại số nhà 16A1, ngõ 629, phố Ngọc Khánh, quận Ba Đình, TP. Hà Nội.
Giá khởi điểm của khoản nợ của Công ty Quảng Đại được phía Agribank đưa ra là gần 114,7 tỷ đồng, thấp hơn tổng dư nợ khoảng 19%.
>>> Xem thêm: Agribank đấu giá khoản nợ 141 tỷ đồng của Công ty Quảng Đại
Trong tuần qua, Công ty Cổ phần thủy điện Đăk Đrinh (PV Power DHC), Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng châu Á (AIIB) và Ngân hàng Natixis nhằm tái cấu trúc Nhà máy Thủy điện Đăk Đrinh đã tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 95 triệu USD.
Hiện nay Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power, HoSE: POW) đang trực tiếp quản lý, vận hành 6 công ty/nhà máy điện với tổng công suất lắp đặt 4.205 MW, sản lượng phát điện khoảng 21 tỷ kWh/năm, chiếm 12% thị phần toàn hệ thống.
Trong đó, dự án Nhà máy thủy điện Đăk Đrinh là dự án trọng điểm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 110/2007/QĐ-TTg ngày 18/07/2007 với công suất lắp máy 125 MW, đặt tại các huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi và huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum.
Thuỷ điện Đăk Đrinh là công trình có quy mô lớn nhất trên hệ thống bậc thang thuỷ điện trên lưu vực sông Trà Khúc và là công trình trọng điểm trong quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
>>> Xem thêm: Vay 95 triệu USD để tái cấu trúc Nhà máy thủy điện Đăk Đrinh
Chiều 14/12, UBND TP. HCM đã tổ chức Hội nghị gặp gỡ người Việt Nam ở nước ngoài đóng góp cho sự phát triển bền vững của thành phố.
Theo lãnh đạo TP. HCM, cộng đồng người Việt ở nước ngoài ngày càng gắn bó với quê hương, trở thành nguồn lực quan trọng cho quá trình xây dựng và phát triển thành phố.
Kiều hối dự báo về TP. HCM năm 2021 ước đạt 6,6 tỷ USD, tăng trưởng 9% so với năm trước. Đây chính là cơ hội, nguồn lực then chốt giúp TP. HCM phục hồi nhanh, vững bước phát triển trong giai đoạn hậu Covid-19.
Thông tin về các giải pháp phục hồi kinh tế - xã hội TP. HCM giai đoạn hậu dịch bệnh Covid-19, theo đại diện Sở Kế hoạch - Đầu tư, TP. HCM đã đề ra 2 nhóm giải pháp tương ứng với 2 giai đoạn gồm: nhóm giải pháp cấp bách (từ nay đến hết năm 2022) và nhóm giải pháp trọng tâm (từ năm 2023 đến năm 2025).
Để phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội TP. HCM bền vững, toàn diện sau dịch, chiến lược phát triển kinh tế - y tế - an sinh xã hội cần được xem là 3 trụ cột quan trọng.
>>> Xem thêm: Kiều hối về TP. HCM năm 2021 ước đạt 6,6 tỷ USD
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng vừa ban hành Quyết định số 1963/NHNN về Chương trình hành động của ngành ngân hàng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2021-2025.
Một trong những nhiệm vụ đáng chú ý được Ngân hàng Nhà nước đưa ra để thực hiện quyết định này chính là việc đẩy mạnh hoạt động cơ cấu lại, cổ phần hóa, thoái vốn trong ngành ngân hàng đồng thời, nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
“Trong đó, tập trung đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam-Agribank,” quyết định nếu rõ.
Quyết định cũng nêu rõ mục tiêu là thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi lĩnh vực hoạt động của ngành ngân hàng, góp phần tạo nguồn lực để thực hiện các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Tiết kiệm chi phí cũng nhằm quản lý, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế-xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế và phòng chống, khắc phục hậu quả của dịch bệnh, thiên tai.
>>> Xem thêm: Ngân hàng Nhà nước yêu cầu đẩy nhanh cổ phần hóa Agribank
Trong tuần qua, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, HoSE: LPB) thông báo rằng Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt kế hoạch thoái vốn của cổ đông lớn duy nhất là Bưu điện Việt Nam (VNPost), đơn vị sở hữu 10,15% vốn tại LPB, tương đương hơn 122 triệu cổ phiếu.
Theo đó, VNPost dự kiến chuyển nhượng toàn bộ lô cổ phiếu này trong thời gian tới. LPB có trách nhiệm tuân thủ quy định của pháp luật về việc chuyển nhượng cổ phần và sở hữu cổ phần của cổ đông, bao gồm quy định giới hạn sở hữu cổ phần của các cổ đông và người có liên quan.
Trường hợp phát sinh bên nhận chuyển nhượng cổ phần trở thành cổ đông lớn của LPB hoặc bên nhận chuyển nhượng là nhà đầu tư nước ngoài, LPB có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định.
Phía LPB cho biết, ngân hàng đã chuẩn bị cho việc thoái vốn của VNPost từ trước. Bên cạnh đó, hợp đồng hợp tác đã ký giữa LienVietPostBank và VNPost là hợp đồng 50 năm, vì vậy LPB kỳ vọng sẽ không có gì thay đổi đối với mối quan hệ hợp tác này.
>>> Xem thêm: LienVietPostBank nói gì về việc VNPost muốn bán toàn bộ cổ phiếu LPB đang sở hữu?
Tại tọa đàm "Thực trạng giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng hiện nay và kiến nghị hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về giao dịch điện tử trong lĩnh vực ngân hàng" do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức, đại diện của nhiều ngân hàng TMCP nói riêng cũng như các tổ chức tín dụng nói chung đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước sửa đổi các thông tư như Thông tư 07, Thông tư 13, Thông tư 35,…
Một trong những vấn đề được các tổ chức tín dụng đề cập là áp dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ cấp tín dụng.
Theo đó, nhu cầu cung cấp dịch vụ tín dụng trên kênh số đối với các khoản vay tiêu chuẩn, có mục đích tiêu dùng là rất lớn, giúp khách hàng tiếp cận kênh tín dụng ngân hàng một cách thuận tiện, dễ dàng, giúp đẩy lùi tệ nạn “tín dụng đen”.
Tuy nhiên, quy định hiện hành chưa đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng và tổ chức tín dụng do các vướng mắc về chữ ký điện tử; việc thẩm định, phê duyệt tự động các khoản vay tiêu chuẩn này.
Đại diện Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), bà Nguyễn Thị Phương cho biết các tổ chức tín dụng rất lúng túng và gặp khó khăn trong triển khai, hướng dẫn áp dụng các phương tiện điện tử trong việc cấp tín dụng để vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật, vừa đáp ứng nhu cầu kinh doanh.
“Với khuôn khổ pháp lý như hiện tại, nếu các tổ chức tín dụng vẫn quyết tâm làm và mạnh dạn triển khai thì sẽ phải đối diện với rất nhiều rủi ro”, bà Phương cho biết.
>>> Xem thêm: Cấp tín dụng online: Ngân hàng lúng túng, lo rủi ro
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.