Ngân hàng

Ngân hàng tuần qua: Nhóm Big 4 sẽ được tăng vốn, lợi nhuận ngân hàng dự báo tăng 25-27%

(VNF) - Viet Capital Bank (BVB) đặt mục tiêu lãi trước thuế tăng 44% trong năm 2022; Agribank hạ giá khoản nợ hơn trăm tỷ đồng của một công ty nông sản; OCB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 29%; Lợi nhuận ngân hàng cả năm 2022 được dự báo tăng 25-27%,… là những tin tức ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Ngân hàng tuần qua: Nhóm Big 4 sẽ được tăng vốn, lợi nhuận ngân hàng dự báo tăng 25-27%

NHNN lên kế hoạch tăng vốn cho 4 'ông lớn' ngân hàng là một trong số những tin tức ngân hàng đáng chú ý tuần qua.

Viet Capital Bank (BVB) đặt mục tiêu lãi trước thuế tăng 44% trong năm 2022

Theo nội dung tài liệu được công bố, Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital Bank - UPCoM: BVB) dự kiến năm 2022 tổng tài sản đạt 97.000 tỷ đồng, tương đương với mức tăng trưởng 27% so với năm 2021.

Tổng huy động và dư nợ cấp tín dụng theo kế hoạch năm 2022 lần lượt là 71.200 và 53.400 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt 28%, 15% so với năm trước. Ngân hàng cũng cho biết, kế hoạch lợi nhuận trước thuế trong năm tới tăng 44%, đạt mức 450 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu nhỏ hơn 3%.

Trong năm 2022, định hướng chung của ngân hàng là tiếp tục tăng tốc độ chuyển dịch sang tỷ trọng kinh doanh bán lẻ hơn nữa, đồng đẩy mạnh hoạt động số hóa ngân hàng với mục tiêu ngân hàng số sẽ là kênh trọng yếu dần thay thế kênh truyền thống.

Về kế hoạch tăng vốn, trong năm 2021, Ngân hàng Bản Việt đã đề xuất kế hoạch tăng vốn thêm 1.618,3 tỷ đồng lên gần 5.300 tỷ đồng, thực hiện trong năm 2021 và  2022 theo 3 phương án.

>>> Xem thêm: Viet Capital Bank (BVB) đặt mục tiêu lãi trước thuế tăng 44% trong năm 2022

Agribank hạ giá khoản nợ hơn trăm tỷ đồng của một công ty nông sản

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) trong tuần qua đã phát đi thông báo đấu giá toàn bộ khoản nợ của Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu nông sản Quốc Tế.

Tổng giá trị khoản nợ của Công ty Nông sản Quốc tế tại Agribank tính tới ngày 18/5/2021 là hơn 105 tỷ đồng. Trong đó dư nợ gốc là 69 tỷ đồng, dư nợ lãi là hơn 36 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo của khoản nợ này là 3 quyền sử dụng đất tại quận Tân Phú, TP. HCM và 1 quyền sử dụng đất ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, trong đó chủ sở hữu đều là người đại diện theo pháp luật của công ty, ông Lê Công Tuấn Anh, cùng nhiều máy móc thiết bị của hệ thống lau bóng gạo của Công ty TNHH Thương mại Xuất nhập khẩu nông sản Quốc tế.

Giá khởi điểm được phía Agribank đưa ra là hơn 73,3 tỷ đồng, thấp hơn giá trị của khoản nợ khoảng 30%.

Trước đó, Agribank từng đấu giá khoản nợ này trong giai đoạn tháng 6/2021. Tại thời điểm đó, mức giá khởi điểm được công bố bằng với giá trị của khoản nợ nêu trên.

>>> Xem thêm: Agribank hạ giá khoản nợ hơn trăm tỷ đồng của một công ty nông sản

OCB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 29%, ước đạt hơn 7.100 tỷ đồng

Năm 2022, Ngân hàng TMCP Phương Đông (HoSE: OCB) lên kế hoạch tổng tài sản đạt 230.112 tỷ đồng, tăng 25% so với giá trị tính đến cuối năm 2021. Tổng huy động thị trường 1 kỳ vọng tăng 23%, tổng dư nợ thị trường 1 tăng 25%, lần lượt đạt 155.003 đồng và 129.493 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu dự kiến duy trì dưới mức 1%.

Lợi nhuận trước thuế năm 2022 của OCB kỳ vọng đạt 7.110 tỷ đồng, tăng trưởng 29% so với mức thực hiện năm 2021.

Về tình hình kinh doanh năm 2021, OCB ghi nhận thu nhập lãi thuần tăng trưởng ở mức 15,7%, tổng thu nhập hoạt động tăng 11%, lần lượt đạt 5.765 tỷ đồng và 8.919 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế cả năm đạt hơn 5.518 tỷ đồng, tăng 24,9% so với mức thực hiện năm 2020 và hoàn thành kế hoạch cả năm.

>>> Xem thêm: OCB đặt kế hoạch lợi nhuận tăng 29%, ước đạt hơn 7.100 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong tuần qua đã có Quyết định số 422/QĐ-NHNN ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng

NHNN lên kế hoạch tăng vốn cho 4 'ông lớn' ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) trong tuần qua đã có Quyết định số 422/QĐ-NHNN ban hành kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ.

Tại quyết định, NHNN cho biết sẽ triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2%/năm trong 2 năm 2022-2023 thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại đối với các khoản vay thương mại cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn; miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán.

NHNN cũng cho biết cơ quan này có kế hoạch tăng vốn điều lệ cho các ngân hàng thương mại cổ phần do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank); bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các TCTD và tiếp tục xử lý nợ xấu;

Cụ thể, sẽ tăng vốn điều lệ từ nguồn lợi nhuận sau thuế, sau trích lập các quỹ giai đoạn 2021-2023 cho các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước và từ nguồn ngân sách nhà nước đối với Agribank; theo dõi, giám sát chặt chẽ, bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng; thực hiện các giải pháp xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD.

>>> Xem thêm: NHNN lên kế hoạch tăng vốn cho 4 'ông lớn' ngân hàng

Lợi nhuận ngân hàng cả năm 2022 được dự báo tăng 25-27%, quý I tăng 9-11%

Theo dự báo của Công ty Chứng khoán SSI đưa ra trong báo cáo cập nhật ngành ngân hàng công bố mới đây, tăng trưởng lợi nhuận quý I/2022 sẽ có sự phân hóa lớn giữa các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu của SSI.

"Mặc dù mức tăng trưởng lợi nhuận trước thuế (LNTT) bình quân chỉ đạt khoảng 9-11%, điều này phần lớn là do hai ngân hàng VietinBank (chưa tính đến bancassurance) và Vietcombank có lợi nhuận giảm từ nền so sánh cao trong cùng kỳ năm 2021. Các ngân hàng còn lại có thể đạt mức tăng trưởng LNTT bình quân khoảng 25-27% so với cùng kỳ.

SSI chỉ ra 4 yếu tố chính giúp các ngân hàng đạt mức tăng trưởng LNTT ổn định trong quý I.

Thứ nhất, tín dụng tăng trưởng mạnh 15-16% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo quan sát của SSI, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu dao động trong khoảng 2-10% so với đầu năm. Một số ngân hàng đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng cao hơn quý I/2021 bao gồm VietinBank, BIDV, MB, HDBank và TPBank.

Thứ hai, tỷ lệ NIM ổn định so với quý trước. Trong khi HDBank, VPBank và Techcombank tăng lãi suất huy động 0,1-0,2 điểm phần trăm thì các ngân hàng khác không có sự thay đổi. Một số ngân hàng vẫn còn dư địa để tối ưu hóa tỷ lệ dư tín dụng trên vốn huy động (LDR) và duy trì NIM ổn định trong kỳ.

Thứ ba, nợ xấu và các khoản cho vay tái cơ cấu được kiểm soát tốt. Do các ngân hàng đã tích cực xử lý nợ xấu và củng cố bộ đệm dự phòng rủi ro tín dụng mạnh mẽ trong quý IV/2021, nợ xấu và các khoản cho vay tái cơ cấu không có quá nhiều biến động trong quý I/2022.

>>> Xem thêm: Lợi nhuận ngân hàng cả năm 2022 được dự báo tăng 25-27%, quý I tăng 9-11%

 

Tin mới lên