Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Sau phiên chất vấn liên quan tới các vấn đề BOT và tiến độ các dự án đường cao tốc trong sáng 4/6, các đại biểu tiếp tục chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể về vấn đề đường sắt từ chất lượng dịch vụ “quá tệ”, không được đầu tư dẫn tới ngành này bị “bỏ rơi” và thường xuyên xảy ra tại nạn.
Đại biểu Dương Trung Quốc nêu vấn đề, đường sắt là phương tiện công cộng cần được ưu tiên. Thời điểm cách đây 8 năm, Quốc hội đã thẩm định và không tán thành đường sắt cao tốc Bắc – Nam, nhưng vẫn khẳng định phải sớm có đường sắt hoàn thiện có tốc độ cao như một phương tiện xương sống cả hệ thống giao thông. Tuy nhiên nhìn vào thực tế, sau 8 năm hầu như dẫm chân tại chỗ. "Phải chăng là đầu tư làm đường bộ dễ chia sẻ lợi ích hơn, trong khi đường sắt thì đầu tư lớn. Quan điểm của Bộ trưởng thế nào về đường sắt Việt Nam?", đại biểu Dương Trung Quốc đặt câu hỏi.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thể thừa nhận rằng đường sắt Việt Nam hiện rất lạc hậu, chậm phát triển. Nguyên nhân là đường sắt nếu đầu tư thì kinh phí rất rất lớn. Nếu chúng ta quyết làm thì có dự án lên đến tỷ USD.
"Dự án trước đây chúng ta trình hàng chục tỷ USD, sau khi trình, Quốc hội rất đắn đo bởi nguồn kinh phí này quá lớn. 8 năm trước chúng ta chưa thông qua được đề án này. Nếu chúng ta làm chúng ta phải làm đường song hành chứ không thể cải tạo chắp vá đường hiện nay được. Bởi đường hiện nay là đường độc đạo, khổ rộng 1.000 mm, trong khi đường đôi phải làm khổ 1.435 mm", Bộ trưởng Thể nói.
"Nhưng điều đáng tiếc là thời gian qua chúng ta cũng chưa thống nhất được dự án đường sắt nào làm mới nên chưa triển khai được", ông Thể nói thêm.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết sẽ tập trung xây dựng đề án để báo cáo với Quốc hội. “Khi không qua được Quốc hội mà thấy dự án này cần thiết cho xã hội thì phải kiên trì đề xuất. Thời gian qua, Bộ GTVT đã thực hiện nhiệm vụ tham mưu. Năm tới 2019, theo chương trình, Bộ GTVT sẽ trình đề án đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao”, ông Thể cho hay.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể bày tỏ ông làm giao thông vì cái “tâm”. Nếu làm sai, vi phạm sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
”Tôi cho rằng đã đến giai đoạn thông qua đề án xây dựng đường sắt. Mỗi một nhiệm kỳ chúng ta bỏ ra một số tiền nhất định, nhiều nhiệm kỳ sẽ hoàn thành đường sắt Bắc - Nam. Nếu không làm đường sắt Bắc - Nam sẽ hạn chế việc phát triển kinh tế”, ông Thể nói.
Trong khi đó, đại biểu Đặng Thuần Phong cho rằng việc làm đường sắt tại Việt Nam tốn kém và nhanh xuống cấp. Cùng công nghệ làm đường như nhau mà đường của ta lên tới 700-1.000 tỷ đồng/km trong khi của nước ngoài chỉ 200-300 tỷ đồng. Tuổi thọ đường xá của họ lên tới 50 năm, còn của ta 2 đến 3 năm thì xuống cấp nghiêm trọng. "Bên trong vấn đề này là gì?", đại biểu hỏi.
Lý giải về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho biết, việc xây dựng đường căn cứ theo nền móng, nếu nền móng yếu như Đồng bằng Sông Cửu Long thì rất tốn kém, đất yếu muốn dùng đất tốt đắp nền thì cũng phải mất chi phí vận chuyển (chi phí khác nhau giữa từng địa phương), đặc biệt chi phí giải phóng mặt bằng tại Việt Nam rất cao.
“Nếu nói 700-1.000 tỷ/km cũng có thể đúng nhưng chỉ một vài đoạn chứ không phải tất cả. Có đoạn đường làm giá thấp có đoạn giá cao tùy vào địa hình, địa chất và chi phí giải phóng mặt bằng”, Bộ Trưởng Bộ GTVT nói.
Hiện Bộ GTVT và Bộ Xây dựng đang xây dựng một số đoạn đường mới với công nghệ mới, đồng thời sẽ giám sát chặt chẽ việc triển khai để có suất đầu tư với từng khu vực cụ thể.
Xem thêm: Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT khẩn trương báo cáo dự án đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.