Học thuật

Ngoại tệ yếu là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá ngoại tệ?

(VNF) - "Ngoại tệ yếu hay đồng tiền yếu (soft currecncy ) là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới tỷ giá ngoại tệ?" là những câu hỏi thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.

Ngoại tệ yếu là gì? Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá ngoại tệ?

Ngoại tệ yếu hay đồng tiền yếu (soft currency) là đồng tiền có mức cầu thấp, nhưng mức cung cao trên thị trường hối đoái. Địa vị của đồng tiền yếu thường đi kèm với nước yếu về kinh tế, có mức thâm hụt lớn trong cán cân thanh toán.

Ngoại tệ yếu hay đồng tiền yếu là gì?

Ngoại tệ yếu hay đồng tiền yếu (soft currency) là đồng tiền có mức cầu thấp, nhưng mức cung cao trên thị trường hối đoái. Địa vị của đồng tiền yếu thường đi kèm với nước yếu về kinh tế, có mức thâm hụt lớn trong cán cân thanh toán. Mức cung của đồng tiền này đủ để thanh toán các khoản mua hàng nhập khẩu, nhưng mức cầu về đồng tiền này tương đối thường yếu vì số tiền cần thiết để mua hàng xuất khẩu tương đối ít. Tuy nhiên, theo lý thuyết thì trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, cung và cầu phải cân bằng nhau thông qua sự xuống giá của đồng tiền yếu.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Các yếu tố ảnh hưởng tới tỷ giá ngoại tệ

Hình thành tỷ giá ngoại tệ là một quá trình phức tạp liên hệ lẫn nhau của nền kinh tế, chính trị của quốc gia và thế giới, vì thế có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến tỉ giá:

Mức lạm phát. Việc tăng giá tại một quốc gia dẫn tới giảm sức mua của đồng tiền nước này, như vậy, làm giảm giá đồng tiền.


Lãi suất. Ngân hàng trung ương của các quốc gia có tác động quan trọng tới tỉ giá đồng tiền nước mình thông qua việc thay đổi lãi suất tái cấp vốn. Khi lãi suất tăng do việc thắt chặt chính sách tài chính tín dụng của một quốc gia, đồng tiền nước đó sẽ tăng giá, nhưng nếu lãi suất tăng do lạm phát cao, thì đồng tiền bị mất giá.


Cán cân thanh toán. Cán cân thanh toán của một quốc gia là sự chuyển dịch tiền dưới dạng thanh toán mà quốc gia đó nhận được và trả đi. Khi 1 nước có cán cân thanh toán dương, nhu cầu đối với đồng tiền nước đó tăng, củng cố tỉ giá đồng tiền đó, và ngược lại khi cán cân thanh toán âm.


Sức cạnh tranh hàng hóa của một quốc gia trên thị trường thế giới. Sức cạnh tranh cao giúp tăng khối lượng xuất khẩu của quốc gia, tăng nguồn ngoại tệ thu được và tăng tỉ giá đồng tiền trong nước.


Các giao dịch đầu cơ tiền tệ và hoạt động của các tổ chức tài chính. Nếu tỉ giá 1 đồng tiền vì một lí do nào đó giảm xuống, các tổ chức tài chính lớn sẽ cố gắng cân bằng rủi ro tiền tệ bằng cách bán đồng tiền đó, điều này càng làm suy yếu vị thế của nó trên thị trường Forex.
Giá nhiên liệu và các nguyên liệu khác. Nếu nền kinh tế của 1 nước không được đa dạng, phụ thuộc chủ yếu vào xuất khẩu một loại nguyên liệu, thì khi giá nguyên liệu hàng hóa đó (dầu, gas, vàng, v.v) trên thế giới giảm, tỉ giá đồng tiền quốc gia cũng giảm.

Ngoài ra, tỉ giá ngoại tệ còn bị ảnh hưởng bởi tình hình chính trị tại các quốc gia, chiến tranh, thiên tai. Thường các tin tức cơ bản bất ngờ xảy ra, gây tâm lý hoảng loạn đám đông, khiến tỉ giá biến động mạnh, sau đó được ổn định ở mức mới.

Xem thêm: Đồng tiền mạnh là gì? Lợi ích của đồng tiền mạnh?

Tin mới lên