Nước Mỹ mất cả tiền lẫn 'tài' nếu thiếu sinh viên Trung Quốc?
(VNF) - Chính phủ Mỹ gần đây có nhiều động thái quyết liệt nhằm kiểm soát nhóm du học sinh Trung Quốc. Trong khi đó, nhiều chuyên gia cho rằng việc hạn chế sinh viên Trung Quốc sẽ khiến các trường đại học Mỹ gặp khó khăn tài chính, và gây hao hụt nhân tài cho chính xứ sở cờ hoa.
Tổn thất về kinh tế và nhân tài
Mới đây, Nhà Trắng thông báo Mỹ sẽ “quyết liệt” thu hồi visa của sinh viên Trung Quốc, “bao gồm những sinh viên có liên hệ với đảng Cộng sản Trung Quốc hoặc đang theo học các ngành trọng yếu”.
Động thái này diễn ra sau nỗ lực của Tổng thống Trump nhằm ngăn Đại học Harvard tuyển sinh viên quốc tế. Chính quyền ông Trump cũng đã tạm dừng phỏng vấn cấp visa cho sinh viên mới và chuẩn bị các biện pháp mới để kiểm tra tài khoản mạng xã hội của các ứng viên.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, do gặp nhiều khó khăn về ngân sách, nhiều trường đại học Mỹ đã gia tăng tuyển sinh sinh viên Trung Quốc. Học phí từ nhóm du học sinh Trung Quốc là nguồn thu nhập quan trọng của các trường đại học Mỹ.
Tại Mỹ, cứ 4 sinh viên quốc tế thì có một người đến từ Trung Quốc, và sinh viên Trung Quốc chiếm tỷ lệ đặc biệt lớn trong tổng số sinh viên tại các trường hàng đầu của Mỹ. Sau khi tốt nghiệp, nhiều người gốc Trung Quốc đảm nhận các vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khoa học và kỹ thuật của Mỹ.

Theo các chuyên gia, việc lượng sinh viên Trung Quốc sụt giảm mạnh có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến lợi nhuận ròng của các trường đại học và ảnh hưởng tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của nước Mỹ.
Trong nhiều năm, Trung Quốc là nước gửi nhiều du học sinh sang Mỹ nhất. Mặc dù hiện nay Ấn Độ đã soán ngôi vị này của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc vẫn là nước có nhiều sinh viên chưa tốt nghiệp đại học nhất tại Mỹ.
Điều đó có nghĩa là Trung Quốc vẫn là khách hàng lớn nhất của các dịch vụ liên quan đến giáo dục, bao gồm chi tiêu cho học phí và sách vở tại Mỹ.
Cũng theo thống kê của năm 2023, giáo dục chiếm 5% xuất khẩu dịch vụ của Mỹ ra thế giới. Riêng với xuất khẩu dịch vụ sang Trung Quốc, giáo dục chiếm tới 31%.
“Tổn thất về kinh tế là điều hiển nhiên. Tuy nhiên, tổn thất về mặt nhân tài còn có hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều”, nhà xã hội học Yingyi Ma tại Đại học Syracuse cho biết.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đình chỉ visa cho người nước ngoài sẽ làm suy yếu năng lực đổi mới của Mỹ. Những năm 1920, Quốc hội Mỹ ban hành hệ thống hạn ngạch nhập cư theo quốc gia, khiến lượng người nhập cư vào Mỹ giảm hơn 80%. Kết quả là số lượng nhà khoa học nước ngoài đến Mỹ cũng giảm, kéo theo sự sụt giảm mạnh về số lượng bằng sáng chế. Thiệt hại này kéo dài cho đến tận những năm 1960, theo nghiên cứu của Đại học New York.

Sinh viên STEM "vào tầm ngắm"
Trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ - Trung gia tăng, chính quyền Tổng thống Trump dành sự “quan tâm” đặc biệt cho sinh viên Trung Quốc theo học nhóm ngành STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học). Nhóm sinh viên theo ngành STEM đang là nhóm sinh viên lớn nhất của Trung Quốc tại Mỹ.
Hồi đầu năm, thượng nghị sĩ Jim Risch đã mô tả mỗi sinh viên STEM đến từ Trung Quốc như một “đặc vụ” của chính phủ Trung Quốc.
Tuần trước, một uỷ ban đặc biệt của Hạ viện Mỹ về Trung Quốc đã yêu cầu Đại học Harvard cung cấp thông tin về quan hệ hợp tác của trường với các tổ chức Trung Quốc. Trước đó, chính phủ Mỹ cũng yêu cầu 6 trường đại học cung cấp thông tin về các sinh viên Trung Quốc ngành STEM đã tốt nghiệp. Một số thông tin mà chính phủ Mỹ yêu cầu bao gồm trường đại học mà các sinh viên này từng học trước đây, nguồn tài trợ cho họ đến Mỹ, và đặt câu hỏi về sự tham gia của họ trong các nghiên cứu được tài trợ bởi liên bang.
Nhiều nhóm sinh viên Trung Quốc đã phản đối lập luận rằng các sinh viên STEM vội vàng mang kiến thức về lại Trung Quốc sau khi tốt nghiệp. Họ nói rằng mặc dù chịu nhiều áp lực, nhiều sinh viên vẫn nỗ lực hết sức để có thể ở lại Mỹ.
Trên thực tế, 83% nghiên cứu sinh Trung Quốc tốt nghiệp tiến sĩ ngành STEM trong giai đoạn 2017–2019 vẫn đang ở lại Mỹ, cao hơn nhiều so với mức trung bình, theo số liệu năm 2023.
Trong hầu hết 15 trường đại học Mỹ hàng đầu về ngành STEM, sinh viên Trung Quốc là nhóm sinh viên nước ngoài lớn nhất. Tại 6 trường trong nhóm này, sinh viên Trung Quốc chiếm gần một nửa tổng số sinh viên của trường.
Nhà vật lý Steven Kivelson từ Đại học Stanford đã gọi sinh viên Trung Quốc là nguồn cung cấp nhân tài quan trọng nhất của nước Mỹ. “Điều này hiện đang đứng trước mối đe doạ rất lớn”, ông nói.
Chính quyền TT Trump tạm dừng cấp visa du học mới
- Harvard kiện chính quyền TT Trump: Cuộc chiến pháp lý vì tự do học thuật 24/05/2025 02:00
- Chính quyền Mỹ cấm Harvard tuyển sinh viên quốc tế 23/05/2025 11:18
- Vì sao Đại học Harvard 'giàu' hơn 109 nền kinh tế trên thế giới? 04/09/2019 08:43
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố sẵn sàng ‘chiến đấu và giành chiến thắng’ trước Trung Quốc
(VNF) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ngày 31/5 đã cảnh báo rằng Mỹ đã chuẩn bị “chiến đấu và giành chiến thắng” trước Trung Quốc nếu các nỗ lực răn đe thất bại, đồng thời kêu gọi các đồng minh châu Á tăng cường phối hợp quân sự và tăng chi tiêu quốc phòng.
Đàm phán Mỹ - Trung bế tắc, TT Trump và ông Tập Cận Bình sẽ vào cuộc?
(VNF) - Cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn khi tiến trình đàm phán đang bị “đình trệ”. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho rằng để phá vỡ bế tắc, sự can thiệp trực tiếp từ Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình là cần thiết.
‘Việt Nam đặt mục tiêu thành một trung tâm của ngành công nghiệp bán dẫn’
(VNF) - Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trung tâm của ngành công nghiệp bán dẫn, một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu, theo đó đang ưu tiên hoàn thiện thể chế, cơ sở hạ tầng, xây dựng các cơ chế ưu đãi, đào tạo nguồn nhân lực, hình thành hệ sinh thái công nghiệp bán dẫn.
Chính quyền TT Trump gọi đầu tư nhiều hơn vào bitcoin để 'vượt mặt' Trung Quốc
(VNF) - Bitcoin đang nổi lên như một quân bài chiến lược trong cạnh tranh Mỹ - Trung. Chính quyền Tổng thống Trump kêu gọi người ủng hộ mua và nắm giữ loại tiền mã hóa này như một cách để "vượt mặt" Trung Quốc.
Chủ tịch Fed đưa ra tuyên bố cứng rắn sau cuộc gặp với TT Trump
(VNF) - Trong bối cảnh Tổng thống Donald Trump tiếp tục gây sức ép lên Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhằm yêu cầu hạ lãi suất, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã lên tiếng bảo vệ sự độc lập của cơ quan này. Nhấn mạnh mọi quyết định về chính sách tiền tệ của Fed sẽ chỉ được đưa ra dựa trên phân tích “cẩn trọng, khách quan và phi chính trị”.
Tòa phúc thẩm tạm khôi phục thuế quan ‘Ngày giải phóng’ của TT Trump
(VNF) - Một tòa phúc thẩm liên bang Mỹ ngày 29/5 đã tạm thời khôi phục mức thuế quan sâu rộng nhất mà cựu Tổng thống Donald Trump từng áp đặt. Quyết định được đưa ra chỉ một ngày sau khi Tòa án Thương mại Quốc tế Mỹ ra phán quyết rằng Tổng thống Trump đã vượt quá thẩm quyền khi ban hành các mức thuế này và yêu cầu ngừng thi hành ngay lập tức.
Đất hiếm: 'Vũ khí đáng gờm' của Trung Quốc trong thương chiến với Mỹ
Đất hiếm Trung Quốc trong thương chiến với Mỹ, Mỹ phụ thuộc vào nguồn cung đất hiếm từ Bắc Kinh.
Doanh nghiệp 'chao đảo' vì thuế quan: 34 tỷ USD thiệt hại và nỗi lo chưa dừng lại
(VNF) - Theo phân tích của Reuters, cuộc chiến thương mại do Tổng thống Mỹ Donald Trump khởi xướng đã khiến các công ty trên toàn cầu thiệt hại hơn 34 tỷ USD do doanh thu sụt giảm và chi phí gia tăng. Con số này được cho là tối thiểu khi tình trạng bất ổn kéo dài liên quan đến thuế quan tiếp tục làm tê liệt quá trình ra quyết định tại nhiều tập đoàn lớn nhất thế giới.
Quan hệ Mỹ - Trung lại 'căng như dây đàn'
(VNF) - Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc lại "căng như dây đàn" khi Mỹ bất ngờ siết chặt xuất khẩu công nghệ hàng không và bán dẫn, đồng thời thu hồi thị thực sinh viên Trung Quốc với lý do an ninh quốc gia. Động thái này không chỉ đe dọa phá vỡ những nỗ lực tạm hạ nhiệt gần đây mà còn khoét sâu thêm hố sâu ngăn cách giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thuế đối ứng của TT Trump bị chặn: Chứng khoán ngược chiều giá vàng
(VNF) - Trước thông tin kế hoạch áp thuế đối ứng của Tổng thống Trump bị chặn lại, thị trường chứng khoán và vàng toàn cầu đã có những phản ứng trái ngược.
Tỷ phú Elon Musk thông báo rời chính quyền TT Trump
(VNF) - Tỷ phú Elon Musk sẽ rút lui khỏi vai trò cố vấn hàng đầu cho Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi tiên phong trong chiến dịch tinh giản và cải tổ bộ máy quan liêu của chính phủ liên bang. Thông tin này được công bố vào tối 28/5, đánh dấu sự kết thúc của một chương đầy biến động trong sự nghiệp chính trị ngắn ngủi của vị tỷ phú công nghệ.
Tòa án Mỹ bác bỏ thuế đối ứng của TT Trump, tuyên bố 'bất hợp pháp'
(VNF) - Tòa án Thương mại Quốc tế Mỹ ngày 28/5 đã ra phán quyết đóng băng hàng loạt mức thuế quan quy mô lớn do Tổng thống Donald Trump áp đặt lên gần như tất cả các quốc gia nước ngoài, cho rằng các mức thuế này vượt quá thẩm quyền hợp pháp của tổng thống.
Liên hợp quốc cảnh báo chiến tranh thuế quan sẽ ‘xóa sổ’ 7 triệu việc làm
(VNF) - Liên hợp quốc cảnh báo 7 triệu việc làm tiềm năng có thể biến mất trong năm nay do sự suy thoái kinh tế toàn cầu, bắt nguồn từ cuộc chiến thuế quan đang leo thang thời gian gần đây.
Chính quyền TT Trump tạm dừng cấp visa du học mới
(VNF) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa chỉ đạo các cơ quan ngoại giao Mỹ trên toàn thế giới tạm ngưng lên lịch hẹn mới cho các đơn xin visa du học và trao đổi văn hóa, trong bối cảnh nước này chuẩn bị mở rộng việc kiểm tra mạng xã hội đối với sinh viên nước ngoài. Động thái này lập tức vấp phải sự phản đối từ nhiều trường đại học, tổ chức nhân quyền, cũng như cộng đồng sinh viên quốc tế tại Mỹ.
Ukraine cải tổ ngành khoáng sản, kỳ vọng thu hút hàng tỷ USD đầu tư từ Mỹ
(VNF) - Bộ trưởng Bộ Sinh thái Ukraine cho biết nước này đang tiến hành cải tổ toàn diện ngành khoáng sản, lĩnh vực đã bị tàn phá nặng nề sau ba năm chiến sự, với hy vọng khai thác tiềm năng to lớn và thu hút hàng tỷ USD đầu tư từ một thỏa thuận khoáng sản quan trọng với Mỹ.
Giới siêu giàu đổ xô cất giấu vàng ở Singapore giữa bất ổn toàn cầu
(VNF) - Singapore đang nổi lên như một “thiên đường lưu trữ vàng” mới trong bối cảnh giới siêu giàu trên thế giới đang có xu hướng chuyển tài sản đến những nơi được xem là an toàn tuyệt đối khi thị trường tài chính toàn cầu chao đảo vì căng thẳng kinh tế và địa chính trị.
TT Trump tuyên bố chiến thắng trước EU trong 'cuộc chiến' thuế quan 50%
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố giành “chiến thắng” trong cuộc chiến thuế quan với Liên minh châu Âu (EU) sau khi tiến độ thương lượng giữa hai bên được đẩy nhanh. Trước đó, ông đe dọa áp mức thuế 50% với hàng hóa châu Âu, buộc EU phải nhượng bộ rồi ông lại tạm hoãn thời hạn áp thuế đến tháng 7.
Bất ổn kinh tế làm khó Trung Quốc trong thương chiến với Mỹ
(VNF) - Giữa lúc căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc bước vào giai đoạn mới trong nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump, nền kinh tế Trung Quốc bộc lộ nhiều điểm yếu nghiêm trọng. Khủng hoảng bất động sản kéo dài, tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục trong giới trẻ, cùng thị trường lao động bất ổn đang đẩy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vào thế khó. Đặc biệt khi Washington tiếp tục siết chặt các đòn bẩy về thuế quan và công nghệ.
Hàng 'Made in USA' khan hiếm và đắt đỏ, dân Mỹ khó sống 'thuần Mỹ'
(VNF) - Mặc dù người tiêu dùng Mỹ ngày càng thể hiện sự quan tâm và sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm sản xuất trong nước, hàng hóa mang nhãn "Made in USA" vẫn đang đối mặt với hai trở ngại đáng kể: nguồn cung khan hiếm và giá thành cao.
Greenland gửi ‘tối hậu thư’ đến phương Tây: Đầu tư ngay hoặc mất cơ hội vào tay Trung Quốc
(VNF) - Bộ trưởng Kinh doanh và Tài nguyên Khoáng sản của Greenland mới đây cảnh báo các công ty khai khoáng của Mỹ và châu Âu cần nhanh chóng đầu tư vào Greenland, nếu không họ buộc phải tìm kiếm sự trợ giúp từ những đối tác khác, bao gồm cả Trung Quốc.
Cơn sốt Labubu lan rộng sang Trung Đông
(VNF) - Cơn sốt Labubu tại Trung Đông là minh chứng mới nhất cho tham vọng trở thành công ty toàn cầu của Pop Mart. Doanh thu quốc tế của công ty này đã tăng vọt khoảng 475% đến 480% trong quý đầu tiên của năm 2025 so với cùng kỳ năm ngoái.
'Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò lớn hơn trong việc định hình tương lai châu Á'
(VNF) - Theo Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu, với tinh thần chủ động, tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam sẵn sàng đóng vai trò lớn hơn trong việc định hình tương lai châu Á, góp phần xây dựng một khu vực hòa bình, ổn định, và thịnh vượng.
Nhật Bản không còn là 'chủ nợ' lớn nhất thế giới sau 34 năm
(VNF) - Lần đầu tiên sau 34 năm, Nhật Bản không còn là quốc gia nắm giữ vị thế chủ nợ lớn nhất thế giới, khi bị Đức vượt qua về quy mô tài sản ròng ở nước ngoài. Đây là một cột mốc đáng chú ý, diễn ra trong bối cảnh tài sản ròng ở nước ngoài của Nhật vẫn tăng lên mức cao kỷ lục trong năm 2024.
Công ty truyền thông của TT Trump huy động 3 tỷ USD để đầu tư tiền mã hoá?
(VNF) - Theo Financial Times, Trump Media & Technology Group (TMTG), công ty truyền thông do gia đình Tổng thống Mỹ Donald Trump kiểm soát, đã lên kế hoạch huy động 3 tỷ USD nhằm đẩy mạnh đầu tư vào các tài sản kỹ thuật số như Bitcoin.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tuyên bố sẵn sàng ‘chiến đấu và giành chiến thắng’ trước Trung Quốc
(VNF) - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ ngày 31/5 đã cảnh báo rằng Mỹ đã chuẩn bị “chiến đấu và giành chiến thắng” trước Trung Quốc nếu các nỗ lực răn đe thất bại, đồng thời kêu gọi các đồng minh châu Á tăng cường phối hợp quân sự và tăng chi tiêu quốc phòng.
Lung linh phố cổ Hoa Lư
(VNF) - Ninh Bình – điểm đến gần Hà Nội, nổi bật với cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và văn hóa đặc sắc. Phố cổ Hoa Lư về đêm là trải nghiệm độc đáo, tái hiện kiến trúc Đại Việt thế kỷ 10, kết hợp không gian truyền thống và hiện đại.