Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Cục Đường cao tốc Việt Nam vừa ban hành quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km33+930 thuộc dự án thành phần Nha Trang - Cam Lâm trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
Theo đó, nhà đầu tư trúng thầu là liên danh Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) – Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế). Giá trị sơ bộ chi phí thực hiện dự án là 202,828 tỷ đồng; giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 20,448 tỷ đồng.
Đầu tháng 7 vừa qua, Petrolimex – Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế cũng được lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km427+035 thuộc dự án thành phần Nghi Sơn - Diễn Châu.
Giá trị sơ bộ chi phí thực hiện dự án là 196,397 tỷ đồng; giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 16,743 tỷ đồng.
Cuối tháng 6 trước đó, liên danh Petrolimex– Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế cũng được lựa chọn là nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và vận hành trạm dừng nghỉ Km329+700 thuộc dự án thành phần Mai Sơn - Quốc lộ 45
Giá trị sơ bộ chi phí thực hiện dự án là 201,685 tỷ đồng; giá trị bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 10,454 tỷ đồng.
Tiến độ tổng thể các dự án trạm dựng nghỉ nêu trên là 17 tháng, trong đó thời gian hoàn thành các hạng mục công trình dịch vụ công là 11 tháng. Thời gian khai thác dự án sau khi hoàn thành công tác đầu tư là 25 năm.
Như vậy, trong đợt đấu thầu 8 dự án trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc – Nam phía Đông gồm: Mai Sơn - Quốc lộ 45, Nghi Sơn - Diễn Châu, Diễn Châu - Bãi Vọt, Nha Trang - Cam Lâm, Cam Lâm - Vĩnh Hảo, Phan Thiết - Dầu Giây (mỗi dự án 1 cặp trạm) và Vĩnh Hảo - Phan Thiết (2 cặp trạm), liên danh nhà đầu tư do Petrolimex đứng đầu đã trúng 3 dự án.
Theo PGS. TS Trần Chủng, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà đầu tư công trình giao thông đường bộ Việt Nam (VARSI), với gần 50 trạm dừng nghỉ trên các tuyến đường bộ cao tốc cần được đầu tư trong 2 - 5 năm tới, đây hoàn toàn là một ngành nghề kinh doanh mới, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Tuy nhiên, PGS. TS Trần Chủng cũng cho rằng đây là lĩnh vực kinh doanh "bỏ tiền chẵn, nhặt tiền lẻ", nhiều rủi ro khi nhà đầu tư phải huy động một lượng vốn lên tới 300 - 400 tỷ đồng trong thời gian rất ngắn (tối đa 1,5 năm) trong khi thời gian hoàn vốn kéo dài tới 25 năm.
Theo đánh giá của các chuyên gia, xã hội hoá đầu tư trạm dừng nghỉ là cách làm đúng hướng. Các nhà đầu tư khi được lựa chọn tham gia xây dựng trạm dừng nghỉ theo đúng các quy định hiện nay đã được trải qua nhiều quy trình, nhiều tiêu chuẩn lựa chọn khắt khe nên có thể tin tưởng sẽ đảm bảo năng lực, kinh nghiệm để làm tốt công việc theo cam kết, mang lại hiệu quả cho xã hội.
Petrolimex được hình thành từ việc cổ phần hóa và cấu trúc lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam theo quyết định số 828 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ. Doanh nghiệp có vốn điều lệ là 10.700 tỷ đồng.
Theo kết quả kinh doanh vừa công bố hồi tháng 5, quý I/2024, doanh thu thuần của Petrolimex tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 75.106 tỷ đồng. Đồng thời giá vốn cũng tăng hơn 10% lên 70.436,8 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận gộp trong kỳ khả quan, đạt 4.669,4 tỷ đồng, tăng mạnh hơn 31% so với cùng kỳ.
Trong khi doanh thu tài chính giảm chi phí giảm 12,4% còn 450 tỷ đồng thì chi phí tài chính cũng nhẹ gánh hơn, ở mức 374,9 tỷ đồng, giảm nhẹ 2%. Đáng chú ý, lãi vay giảm 16,7% còn 193,9 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt tăng 13,9% và 15,2% lên 3.198 tỷ đồng và 238,1 tỷ đồng.
Kết quả, Petrolimex báo lãi trước thuế đạt 1.441,1 tỷ đồng, tăng mạnh 71,9% so với cùng kỳ. Lãi sau thuế quý I đạt 1.132,8 tỷ đồng, tăng xấp xỉ 70% so với quý I/2023. Lãi lũy kế tính đến 31/3 lên tới 5.239,8 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối quý I, Petrolimex có 80.732,4 tỷ đồng tổng tài sản, tăng so với đầu năm. Nợ phải trả giảm nhẹ còn 50.419,2 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn với 49.633,7 tỷ đồng.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Petrolimex cũng thể hiện, đến cuối quý I, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp âm 1.398 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước âm 2.678 tỷ đồng.
Giá trị hàng tồn kho của Petrolimex thời điểm 31/12/2024 ở mức 16.750,2 tỷ đồng, tăng mạnh 2.110 tỷ đồng so với đầu năm.
Năm 2024, Petrolimex đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 188.000 tỷ đồng và lợi nhuận hợp nhất trước thuế đạt 2.900 tỷ đồng, lần lượt giảm 32% và 26% so với thực hiện năm 2023. Như vậy, với việc mang về 1.441 tỷ đồng lãi trước thuế, hết quý I, doanh nghiệp đã thực hiện được gần một nửa mục tiêu lợi nhuận năm.
Từ giữa tháng 4 vừa qua, cổ phiếu PLX của Petrolimex cũng liên tục tăng mạnh. Sau chưa đầy 2 tháng, thị giá PLX đã tăng khoảng 30%. Tính từ đầu năm 2024 đến nay, cổ phiếu PLX đã tăng 32% qua đó đẩy vốn hóa thị trường của Petrolimex lên gần 56.000 tỷ đồng (hơn 2 tỷ USD).
Báo cáo của SSI Research kỳ vọng năm 2024, PLX sẽ có cơ hội giành thêm thị phần, nhờ việc kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động của các nhà phân phối xăng dầu.
SSI Research đánh giá trong năm 2024, triển vọng tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu có thể sẽ tiếp tục tăng khi nền kinh tế phục hồi tốt hơn. Theo đó, sự kiểm soát chặt chẽ thị trường xăng dầu tạo dư địa cho PLX phát huy thế mạnh.
Tính chung cả năm 2024, cùng với nguồn xăng dầu ổn định, Petrolimex đánh đánh giá là sẽ hưởng lợi nhờ áp dụng chi phí định mức mới trong cả năm 2024 thay vì từ tháng 7/2023. Sản lượng tiêu thụ ước tính tăng 4% so với năm trước nhờ hoạt động sản xuất phục hồi.
Bên cạnh đó, theo Nghị định 80/2023, các chi phí vận chuyển đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam, chi phí bảo hiểm, premium trong công thức tính giá bán ra cũng được điều chình thường xuyên hơn, 3 tháng/lần (thay vì 6 tháng như trước đây) giúp làm giảm rủ ro đóng cửa của một số cửa hàng xăng dầu nhỏ như năm 2022. Ngoài ra, dự thảo sửa đổi Nghị định 80/2023 cũng có nhiều điểm hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu như Petrolimex.
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.