Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Phân tích ảnh hưởng với môi trường (environmental impact analysis) là bản phân tích tìm cách xác định những ảnh hưởng có thể có của một dự án đầu tư đối với toàn bộ môi trường. Nó thường bao gồm cả các con số dự báo về chất thải gây ô nhiễm, tác hại đối với cảnh quan.
- Làm thay đổi điều kiện sinh thái: làm mất cân bằng sinh thái, thậm chí có thể gây ra những tai biến như lũ lụt (do khai thác rững không phù hợp), làm khô cạn nguồn nước (nhất là nước ngầm), tiêu diệt các sinh vật (dùng thuốc trừ sâu…)
- Gây ô nhiễm môi trường: đây là ảnh hưởng tiêu cực thường gặp nhất, đặc biệt đối với các dự án công nghiệp. Ví dụ: làm bẩn, nhiễm độc không khí, các nguồn nước, đất đai, tiếng ồn, bụi,…Mức độ ô nhiễm môi trường được đo bằng các thiết bị chuyên dùng và nhà nước quy định mức độ cho phép. Những dự án nào vi phạm quy định này sẽ bị loại bỏ.
- Gây ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường thiên nhiên, làm giảm tiềm năng của ngành du lịch cũng như việc mở rộng các khu nghỉ ngơi an dưỡng.
- Ảnh hưởng đến những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp…
Bước 1: Nhận dạng mọi tác động có thể có của dự án đến môi trường trong mọi giai đoạn của dự án.
Nhận dạng mọi tác động có thể có của dự án đến môi trường trong mọi giai đoạn của dự án, thông qua các nội dung nghiên cứu sau:
Mô tả hiện trạng môi trường nơi thực hiện dự án về chất lượng nước mặt, nước ngầm, không khí, hệ sinh thái (nếu khoảng cách gần nhất từ địa điểm đến các khu dân cư và các cơ sở công nghiệp khác, giới thiệu nơi sẽ tiếp nhận nước thải từ các hoạt động của dự án, nơi sẽ lưu giữ xử lý chất thải rắn), đồng thời nhận xét tổng quát mức độ ô nhiễm tại địa điểm sẽ thực hiện dự án (trước khi có dự án).
Mô tả tóm tắt công nghệ sản xuất của dự án với sơ đồ dây chuyển sản xuất kèm theo đầy đủ các công đoạn phụ trợ: xử lý nước cấp, máy phát điện, nồi hơi, hệ thống gia nhiệt, hệ thống làm mát thiết bị… Việc mô tả công nghệ chỉ vừa đủ để phát hiện ra những tác động xấu của quá trình sản xuất đến môi trường
Nêu danh mục nguyên nhiên liệu, danh mục hóa chất sẽ sử dụng… phương thức vận chuyển, bảo quản nguyên vật liệu. Mô tả sản phẩm, chất lượng sản phẩm, phương thức bảo quản và vận chuyển sản phẩm.
Bước 2: Đề xuất các giải pháp khắc phục
Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khi được đề xuất thì cần trình bày những nội dung liên quan đến việc bảo vệ môi trường, ví dụ như:
- Với hệ thống thu gom và xử lý khí thải cần làm rõ: chiều cao ống khói, đặc tính thiết bị xử lý, công nghệ áp dụng và hiệu quả xử lý, hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý, các chất thải từ quá trình xử lý, dự kiến kinh phí xây dựng, lắp đặt và vận hành.
- Với hệ thống thu gom và xử lý nước thải cũng cần làm rõ các nội dung tương tự như xử lý khí thải: đường thu gom và thoát nước, kết cấu bể xử lý, công nghệ áp dụng và hiệu quả xử lý, hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý…
- Với quy trình thu gom và xử lý chất thải rắn: cần làm rõ: kết cấu bể, kho lưu giữ chất thải rắn, quy trình vận chuyển, kỹ thuật xử lý…
- Tỷ lệ trồng cây xanh trong khuôn viên của dự án.
- Phương án phòng chống và ứng cứu sự cố: thiết bị, quy trình: hóa chất sử dụng; dự kiến kinh phí mua thiết bị, tập dợt định kỳ…
Với phần bảo vệ môi trường, khi lập dự án cũng nên đưa ra nhiều phương án khắc phục để chọn lấy phương án tối ưu. Với mỗi phương án cần so sánh lợi ích thu được và chi phí bỏ ra.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.