Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 10/1, chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones tăng 186,45 điểm, tương đương 0,56%, kết thúc ở mức 33.704,10. S&P 500 tăng 0,70%, đóng cửa ở mức 3.919,25 điểm.
Nasdaq Composite dẫn đầu mức tăng của các chỉ số chính thêm một ngày nữa, tăng 1,01% và kết thúc phiên ở mức 10.742,63. Chỉ số này đã tăng trong 3 phiên gần đây nhờ niềm tin về việc lạm phát hạ nhiệt đã thúc đẩy các nhà đầu tư tìm đến các cổ phiếu công nghệ. Đây là chuỗi ba ngày tăng liên tiếp đầu tiên của chỉ số này kể từ tháng 11.
Lực thúc đẩy mạnh cho mức tăng của Nasdaq và S&P 500 trong ngày là cổ phiếu của Amazon.com, tăng 2,9%.
Cổ phiếu của Microsoft Corp (MSFT.O) tăng 0,8%, một ngày sau khi Semafor báo cáo rằng công ty công nghệ này đang đàm phán để đầu tư 10 tỷ USD vào OpenAI, chủ sở hữu của ChatGPT.
Cổ phiếu của ngân hàng đầu tư Jefferies Financial Group đã tăng 3,8% vào thứ Ba, một ngày sau khi ngân hàng này công bố doanh thu, dù lợi nhuận trong quý IV giảm tới 52,5%.
Tuần này cũng đánh dấu sự khởi đầu của mùa báo cáo thu nhập quý IV đối với các công ty thuộc S&P 500, với kết quả từ một số ngân hàng lớn nhất của Phố Wall sẽ được công bố vào cuối tuần này. Theo dữ liệu của IBES từ Refinitiv, các nhà phân tích dự đoán tổng thu nhập của S&P 500 sẽ giảm 2,2% trong quý IV so với một năm trước, do lo ngại về lãi suất tăng và nền kinh tế gia tăng.
Yếu tố thúc đẩy các nhà đầu tư trong phiên giao dịch ngày 10/1 cũng bao gồm bài phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell, trong lần xuất hiện công khai đầu tiên trong năm 2023 tại một sự kiện do ngân hàng trung ương Thụy Điển tài trợ.
Trong bài phát biểu mới nhất, ông Powell dường như cố tránh nói đến chính sách lãi suất của Fed để không khiến nhà đầu tư hoang mang. Chủ tịch ngân hàng trung ương Mỹ chỉ nói rằng sự độc lập của Fed là điều cần thiết để cơ quan này chống lại lạm phát, trái với những bình luận được đưa ra trước đó bởi các quan chức Fed khác về việc cơ quan này sẽ tiếp tục tăng lãi suất.
Cùng ngày 10/1, nhà đầu tư tỷ phú Paul Tudor Jones tỏ ra lạc quan về thị trường chứng khoán, nói rằng Cục Dự trữ Liên bang có thể sẽ không phá vỡ nền kinh tế bằng cách tạm dừng tăng lãi suất ngay trước khi nền kinh tế Mỹ bước vào suy thoái. Theo ông Jones, sẽ có nhu cầu rất lớn đối với cổ phiếu trong năm nay do mua lại cổ phần và sáp nhập, đồng thời dự đoán thị trường chứng khoán sẽ tăng 7-8% trong năm.
Các nhà đầu tư bước vào năm mới với nỗi lo lắng rằng lãi suất cao hơn có thể khiến nền kinh tế rơi vào suy thoái. Tuy nhiên, nhiều người dường như đang đặt cược vào niềm tin rằng lạm phát đang bắt đầu giảm bớt.
Để minh chứng cho niềm tin này, các nhà đầu tư sẽ chờ xem dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng (CPI) vào thứ Năm tới và thu nhập của các ngân hàng lớn vào thứ Sáu để nắm được tình hình kinh tế hiện tại và dự đoán về những điều chỉnh lãi suất trong tương lai.
Megan Horneman, giám đốc đầu tư tại Verdence Capital Advisors cho biết: “Chúng ta có thể sẽ mất phương hướng cho đến khi có báo cáo CPI ít nhất là vào thứ Năm và sau đó là mùa báo cáo thu nhập bắt đầu, cũng diễn ra vào cuối tuần này. Hiện tại, tôi nghĩ rằng thị trường đang bị "mắc kẹt" giữa việc chờ đợi dữ liệu kinh tế và tiếp thu một số bài phát biểu của Fed”.
Xem thêm >> Chứng khoán Mỹ giằng co, nhà đầu tư chờ tin tốt từ nền kinh tế
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.