Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tổng công ty Dầu Việt Nam (PVOil, UPCoM: OIL) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2021.
Ba tháng đầu năm, PVOil ghi nhận doanh thu thuần là 11.767 tỷ đồng, giảm 33% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tốc độ giảm của giá vốn nhanh hơn (38%) đã giúp cho lợi nhuận gộp tăng lên gần 779 tỷ đồng, cao hơn nhiều so với thực đạt 64,1 tỷ đồng năm trước.
Biên lợi nhuận lúc này được cải thiện từ 0,4% lên 6,6%.
Trong quý, doanh thu tài chính đạt 99,6 tỷ đồng, giảm 3% nhưng chi phí tài chính chỉ còn 42,8 tỷ đồng, giảm đến 36% so với quý I/2020, chủ yếu nhờ tiết giảm lãi vay.
Các công ty liên kết cũng tỏ ra hiệu quả hơn, khi đem về cho PVOil khoản lợi nhuận 8,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ khoản này lỗ 15 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng đi ngang ở mức 430 tỷ đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 14% lên 212,5 tỷ đồng.
Kết thúc quý I, lợi nhuận thuần của PVOil đạt 198,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ hơn 530 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp đạt 190,6 tỷ đồng, tích cực hơn rất nhiều so với số lỗ 537,7 tỷ đồng ba tháng đầu năm trước.
So với mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2021 là 400 tỷ đồng, doanh nghiệp đã hoàn thành hơn 51% kế hoạch cả năm.
Đáng chú ý, mặc dù báo lãi khủng, thế nhưng dòng tiền kinh doanh của PVOil lại âm khá sâu, từ âm 66 tỷ đồng xuống âm gần 1.500 tỷ đồng. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do ba tháng vừa qua doanh nghiệp ghi nhận tăng rất mạnh các khoản phải thu (2.210 tỷ đồng), hàng tồn kho (532 tỷ đồng), cùng với đó là giảm các khoản phải trả 1.531 tỷ đồng.
Dòng tiền đầu tư cũng từ âm 52,4 tỷ đồng xuống âm 1.048 tỷ đồng. Và để bù đắp thâm hụt dòng tiền kinh doanh và phục vụ hoạt động đầu tư thì PVOil đã huy động dòng tiền tài chính 374,6 tỷ đồng (trong khi cùng kỳ âm 1.351 tỷ đồng), chủ yếu là biến động lượng vay - trả.
Nôm na rằng, trong quý I vừa qua, PVOil không thu được tiền từ hoạt động kinh doanh mà còn phải chi ra tới gần 1.500 tỷ đồng.
Về cơ cấu tài sản, tại ngày 31/3/2021, tổng tài sản của PVOil tăng 7,2% so với hồi đầu năm, đạt 23.670 tỷ đồng. Trong đó, tiền nhàn rỗi giảm 62% còn 1.362 tỷ đồng; tiền gửi tăng gần 18% lên 6.972 tỷ đồng; hàng tồn kho tăng 28,5% lên 2.348 tỷ đồng.
Khoản phải thu ngắn hạn khách hàng tăng 35% lên 4.264 tỷ đồng; phải thu ngắn hạn khác cũng tăng 42% lên 3.582 tỷ đồng.
Đối ứng bên nguồn vốn, nợ phải trả tăng thêm 12,3% sau ba tháng đầu năm, lên 12.933 tỷ đồng, chủ yếu là nợ ngắn hạn.
Trong đó, dư nợ vay của PVOil là 4.465 tỷ đồng; phải trả người bán ngắn hạn là 3.417 tỷ đồng, tăng 42,6%. Vốn chủ sở hữu đạt 10.737 tỷ đồng, trong đó vốn góp là 10.342 tỷ đồng, doanh nghiệp vẫn còn lỗ lũy kế 762 tỷ đồng.
Trên thị trường, kết phiên sáng 29/4, cổ phiếu OIL tăng 200 đồng lên vùng 12.200 đồng/cổ phiếu.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.