Quy định chống phân biệt đối xử là gì?

Minh Anh - 25/09/2018 17:21 (GMT+7)

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Quy định chống phân biệt đối xử (affirmative action) là gì? Áp dụng quy định chống phân biệt đối xử trong Đảng Dân chủ ở Mỹ.

VNF
Quy định chống phân biệt đối xử là các quy định của chính quyền Mỹ nhằm loại trừ tình trạng phân biệt đối xử trên thị trường lao động và hạn chế những ảnh hưởng của sự phân biệt đối xử kéo dài trước đây.

Quy định chống phân biệt đối xử là gì?

Quy định chống phân biệt đối xử (affirmative action) là các quy định của chính quyền Mỹ nhằm loại trừ tình trạng phân biệt đối xử trên thị trường lao độnghạn chế những ảnh hưởng của sự phân biệt đối xử kéo dài trước đây.

Cụ thể hơn, đây là những chính sách nhằm đem đến cách tiếp cận để loại bỏ định kiến về việc tuyển dụng những thành phần thiểu số trong xã hội. 

Áp dụng quy định chống phân biệt đối xử trong Đảng Dân chủ

Đảng Dân chủ (Democratic Party), cùng với Đảng Cộng hòa, là một trong hai chính đảng lớn nhất tại Hoa Kỳ. Đảng Dân chủ là đảng chính trị lâu đời nhất tại Hoa Kỳ, cũng là một trong số các chính đảng lâu đời nhất thế giới.

Kể từ thập niên 1890, Đảng Dân chủ ủng hộ lập trường "tự do" (theo nghĩa tự do xã hội, không phải tự do cổ điển). Trong các cuộc thăm dò tại phòng phiếu, Đảng Dân chủ có sự ủng hộ rộng rãi từ các thành phần kinh tế, chủng tộc, xã hội khác nhau. Hậu thuẫn cho Đảng Dân chủ gồm có thành phần trung lưu học vấn cao chủ trương cấp tiến, cũng như tầng lớp công nhân có khuynh hướng xã hội bảo thủ. Đảng Dân chủ hiện là chính đảng lớn nhất Hoa Kỳ. Năm 2004, có gần 72 triệu (42,6%) người Mỹ đăng ký cho Đảng Dân chủ, so với 55 triệu (32,5%) cho Đảng Cộng hòa, và 42 triệu (24,8%) cho các ứng viên độc lập.

Trong những thập niên gần đây, Đảng chấp nhận một nghị trình chủ trương trung tả về kinh tế và cấp tiến về xã hội, khiến thành phần cử tri ủng hộ cũng thay đổi đáng kể. Từng được hậu thuẫn bởi đông đảo cử tri thuộc các nghiệp đoàn và giai tầng công nhân, nay đảng dựa vào thành phần cấp tiến xã hội có học thức với lợi tức trên mức trung bình, và tầng lớp lao động có chủ trương bảo thủ trong các vấn đề xã hội.

Ngày nay, đảng viên Dân chủ vận động thêm quyền tự do xã hội, chương trình bảo trợ các sắc dân thiểu số (affirmative action), cân đối ngân sách, và hệ thống doanh nghiệp tự do có sự can thiệp của chính phủ khi cần thiết. Quyết sách kinh tế của đảng thực hiện bởi chính phủ Clinton được mệnh danh "Lập trường Trung dung" (Third Way). Đảng Dân chủ tin rằng chính quyền nên thủ giữ một vai trò trong nỗ lực giảm nghèo và xoá bỏ những bất công xã hội, ngay cả khi điều này có nghĩa là phải dành cho chính quyền nhiều quyền lực hơn cũng như phải tăng thuế để chi trả cho các dịch vụ xã hội. Khảo sát của hãng Gallup vào tháng 8/2018 cho thấy 57% số người theo đảng Dân chủ thích chủ nghĩa xã hội. Các nhóm theo chủ nghĩa xã hội và dân chủ xã hội hầu như đều gia nhập đảng Dân chủ tạo thành cánh tả của đảng này.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Cùng chuyên mục
Tin khác