Thủ tướng: 'Khai thác nguồn vàng trong dân, lập sàn giao dịch vàng'
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu có chính sách khai thác nguồn lực vàng trong dân để tham gia phát triển kinh tế-xã hội.
Ông Nguyễn Tấn Hiểu, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy Bình Định cho rằng, việc sáp nhập Bình Định và Gia Lai không chỉ phù hợp về mặt lịch sử mà còn mở ra dư địa phát triển mới.
“Hiện Bình Định thu hút đầu tư rất mạnh mẽ, nhưng quỹ đất và không gian phát triển đang dần thu hẹp. Khi kết nối với Gia Lai, vùng đất rộng lớn nơi cao nguyên sẽ bổ sung không gian phát triển cần thiết, tạo ra sự cộng hưởng rõ rệt giữa miền núi và miền biển,” ông Hiểu nhận định.
Định hướng cho “tỉnh mới” sau sáp nhập, ông Hiểu nhấn mạnh việc tiếp tục triển khai quy hoạch phát triển theo ba vùng kinh tế: ven biển, đồng bằng và miền núi, trong đó lấy hai đô thị Quy Nhơn và Hoài Nhơn làm trung tâm động lực. Ngoài ra, cao nguyên sẽ cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đặc biệt là các ngành chế biến nông sản, tạo chuỗi giá trị có chiều sâu.
Một yếu tố không thể thiếu là hạ tầng giao thông. Dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku là một ví dụ điển hình cho sự kết nối xuyên vùng, cần được đẩy nhanh tiến độ để tận dụng hiệu quả các liên kết địa lý sau sáp nhập. “Khi các quy hoạch được thực hiện bài bản, khoa học và quyết liệt, đây sẽ là bước ngoặt đưa địa phương bước vào một kỷ nguyên phát triển mới,” ông Hiểu nói.
Tiến sĩ khoa hoa, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cũng nhận định, Bình Định được sáp nhập với Gia Lai là một hướng mở khá tốt cho địa phương. Gia Lai là tỉnh ở cao nguyên có nhiều sản phẩm rất hấp dẫn, kinh tế chưa phát triển mạnh do hạ tầng kết nối còn khó khăn. Khi Gia Lai kết nối với Bình Định sẽ hỗ trợ cho cả 2 tỉnh phát triển mạnh. Bên Gia Lai có ngõ thoát xuất nhập khẩu xuống vùng ven biển. Bình Định cảnh quan đẹp nhưng quỹ đất phát triển không nhiều, khi kết nối với Gia Lai sẽ tăng không gian về quỹ đất phát triển. Nếu phát triển tốt kết nối vùng giữa Bình Định và Gia Lai, Bình Định với các tỉnh thành lân cận theo hướng Bắc Nam nó sẽ tạo một đông lực phát triển cho địa phương.
Ở một góc nhìn khác, ông Trần Văn Quỳnh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tập đoàn Vị Trí Vàng cho rằng, sáp nhập Quảng Ngãi và Kon Tum chính là “nút bấm lịch sử” để biến tiềm năng thành giá trị thực tế. Quảng Ngãi sở hữu lợi thế về cảng biển, du lịch và công nghiệp. Tuy nhiên, chỉ có công nghiệp là nhen nhóm phát triển được một giai đoạn, địa thế cảng biển chưa khai thác hết, du lịch có đảo Lý Sơn một trong những hòn đảo đẹp nhất châu Á nhưng chưa được khai thác để thành viên ngọc.
Kon Tum có quỹ đất rộng, khí hậu tốt, tài nguyên đa dạng và vị trí chiến lược với cửa khẩu quốc tế. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn bị cản trở do hạ tầng giao thông yếu kém và thiếu sức hút đối với nhà đầu tư lớn.
“Chìa khóa để mở ra cánh cửa phát triển cho Quảng Ngãi – Kon Tum chính là đầu tư mạnh vào giao thông, đặc biệt là sân bay, cao tốc và các tuyến kết nối với Đà Nẵng, Hội An - hai trung tâm du lịch lớn của miền Trung,” ông Quỳnh đề xuất. Đồng thời, ông nhấn mạnh cần thu hút được đội ngũ nhân lực chất lượng cao và các nhà đầu tư đủ tầm, vì đây là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của tỉnh sau sáp nhập.
Con người quyết định thành công
Bên cạnh hạ tầng, ông Quỳnh nhấn mạnh yếu tố con người, cụ thể là đội ngũ lãnh đạo - có vai trò quyết định trong thành công của sáp nhập. Ông kỳ vọng người đứng đầu các tỉnh mới sẽ có tư duy đổi mới, tầm nhìn xa, hành động nhanh - quyết liệt - hiệu quả, sẵn sàng thử nghiệm những cách làm mới.
Một đề xuất đáng chú ý từ ông Quỳnh là nên đặt trung tâm hành chính của tỉnh Quảng Ngãi – Kon Tum sau sáp nhập tại Măng Đen – nơi được ví như “Đà Lạt thứ hai”, vừa có tiềm năng phát triển, vừa thuận lợi cho việc di chuyển và điều hành. Bên cạnh đó, ông cũng kiến nghị Chính phủ áp dụng cơ chế ưu đãi đặc biệt để thu hút đầu tư vào vùng đất này.
Ông Nguyễn Văn Lạng - Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk khẳng định: “Phải có đội ngũ cán bộ thực sự mẫn cán, có tâm, có tầm, vừa đủ tài vừa đủ đức, mới có thể dẫn dắt sự chuyển mình của một tỉnh mới rộng lớn và đa dạng sau sáp nhập Đắk Lắk – Phú Yên.”
Ông Lạng phân tích, Đắk Lắk và Phú Yên đều có thế mạnh về nông nghiệp và tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo. Trong đó, Đắk Lắk nổi bật với các mặt hàng như cà phê, hồ tiêu, mắc ca… trong khi Phú Yên có thế mạnh về lúa gạo, thủy sản, và đặc biệt là cảng Vũng Rô – cửa ngõ ra biển thuận lợi cho xuất khẩu.
Sau sáp nhập, việc phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là các nhà máy chế biến cà phê, sẽ nâng cao giá trị nông sản, tạo thương hiệu vùng, đồng thời thu hút đầu tư và tạo công ăn việc làm. Đắk Lắk hoàn toàn có thể xây dựng một vùng sản xuất và xuất khẩu cà phê có tầm vóc quốc tế. Còn vùng Tuy Hòa có thể giải bài toán quy hoạch xuất khẩu gạo quy mô lớn khi biết kết hợp, đưa các loại giống mới vào triển khai.
Về giao thông, ông Lạng nhấn mạnh việc kết nối giữa hai tỉnh vẫn phụ thuộc chủ yếu vào đường bộ. Do đó, trước mắt cần đầu tư đồng bộ hệ thống đường quốc lộ, nâng cấp tuyến kết nối xuyên vùng để tạo điều kiện lưu thông thuận lợi. Về lâu dài, đường sắt cũng cần được tính đến như một phương tiện chiến lược cho phát triển logistics.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu có chính sách khai thác nguồn lực vàng trong dân để tham gia phát triển kinh tế-xã hội.
(VNF) - Xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc giảm mạnh trong 4 tháng đầu năm 2025, mất tới 33% kim ngạch – tương đương gần 400 triệu USD. Đằng sau cú trượt ấy là hàng loạt lô sầu riêng bị trả về vì chứa dư lượng cadmium và chất vàng O – các chất nằm trong danh mục cấm của Bắc Kinh. Vụ việc không chỉ khiến doanh nghiệp lao đao mà còn đặt ra câu hỏi về năng lực kiểm soát chất lượng từ nông trại đến cửa khẩu.
(VNF) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Xây dựng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu việc đánh thuế đối với đất hoang hóa, các dự án bất động sản, nhà ở chậm triển khai; tránh tình trạng đánh thuế chồng thuế.
(VNF) - FTA đã góp phần nâng tầm xuất khẩu Việt Nam, mở lối vào các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản. Tuy nhiên, ưu đãi chủ yếu rơi vào khối các doanh nghiệp FDI, còn nhiều doanh nghiệp nội, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vẫn gặp khó khăn do thiếu thông tin, thiếu năng lực và thiếu hỗ trợ thực thi.
(VNF) - ĐBQH Nguyễn Như So (Bắc Ninh) cho rằng, cần mạnh dạn thí điểm cơ chế 'giấy phép im lặng', nếu cơ quan nhà nước không phản hồi trong thời hạn xử lý hồ sơ đã quy định thì doanh nghiệp được mặc nhiên triển khai.
(VNF) - Việt Nam đang đứng trước cơ hội lịch sử để hiện thực hóa khát vọng trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045. Tuy nhiên, để biến khát vọng này thành hiện thực, Việt Nam cần gỡ bỏ nút thắt thể chế và thích ứng với biến đổi khí hậu.
(VNF) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nói không hợp thức hóa cái sai nhưng cần chính sách giải quyết hàng nghìn dự án tồn đọng và "chấp nhận mất mát, coi đây là học phí".
(VNF) - Tổng số chi phí tuân thủ thủ tục hành chính (TTHC) hàng năm là hơn 120 nghìn tỷ đồng/năm. Thủ tướng yêu cầu cắt giảm, đơn giản hóa TTHC.
(VNF) - Chính phủ bổ sung gần 15.000 tỷ đồng ngân sách để giải quyết chính sách tinh giản biên chế cho hơn 13.000 cán bộ, trong đó Bộ Tài chính nhận hơn 11.400 tỷ đồng cho hơn 10.400 người nghỉ hưu sớm.
Từ ngày 27/5, ngành đường sắt Việt Nam và Trung Quốc sẽ tổ chức chạy tàu thẳng từ ga Gia Lâm (Hà Nội) đến ga Bắc Kinh (Trung Quốc) và ngược lại.
(VNF) - Công ty TNHH Tập đoàn Bất động sản Đông Á vừa bị cơ quan chức năng áp dụng biện pháp cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của và cưỡng chế số tiền lên tới 277 tỷ đồng.
(VNF) - Số liệu của Cục Hải quan cho thấy, trong nửa đầu tháng 5/2025, Việt Nam thâm hụt thương mại tới 2,32 tỷ USD. Xuất khẩu giảm trong khi đó nhập khẩu tăng.
(VNF) - Sau 81 ngày phát hành, MV Bắc Bling của Hòa Minzy chính thức vượt mốc 200 triệu lượt xem trên YouTube nhanh nhất lịch sử nhạc Việt. Thành tích ấn tượng này được cho là đã mang về cho nữ ca sĩ gốc Bắc Ninh hàng tỷ đồng. Nhưng những gì Hòa Minzy nhận được còn nhiều hơn thế.
(VNF) - Việt Nam và Mỹ đã đạt tiến bộ tích cực, xác định các nhóm vấn đề đạt được đồng thuận hoặc quan điểm đã gần nhau. Phiên đàm phán tiếp theo dự kiến vào đầu tháng 6.
(VNF) - Đại biểu Nguyễn Quốc Hận cho, rằng với diện tích đất hoang hóa lớn như hiện nay, cần đánh thuế để tiết kiệm đất đai, tăng thu cho ngân sách.
(VNF) - Ông Nguyễn Xuân Chinh, Bí thư Đảng ủy phường Hoàng Liệt, bị cáo buộc liên tục nhận hối lộ hơn 1 tỷ đồng để bỏ qua các vi phạm trật tự đô thị, trong đó có bãi xe 4.000 m2 hoạt động không phép.
(VNF) - Hai tác phẩm "Thức giấc trên vùng nắng gió" và "Hương vị của nắng" của tác giả Tô Công Vinh khắc họa sinh động hành trình hồi sinh mạnh mẽ của vùng đất Ninh Thuận – nơi từng được biết đến với khí hậu khắc nghiệt, đất đai khô cằn và nhiễm mặn.
(VNF) - Nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trần Đức Lương đã từ trần hồi 22 giờ 51 phút ngày 20/5/2025, tại nhà riêng, hưởng thọ 88 tuổi.
(VNF) - Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (PowerChina) muốn được hợp tác cùng 4 doanh nghiệp Việt Nam tham gia triển khai tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
(VNF) - Ngày 21/5/2025, tại Hà Nội, Hội Thẩm định giá Việt Nam tổ chức Lễ công bố và trao quyết định bổ nhiệm Nhà báo Đinh Văn Tịnh giữ chức vụ Phó Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Nhịp sống Thị trường.
(VNF) - Quốc hội chính thức thông qua nghị quyết rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026, đồng thời ấn định ngày bầu cử khóa mới là 15/3/2026 sớm hơn thông lệ gần ba tháng.
(VNF) - Tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng có chiều dài gần 419 km, tổng mức đầu tư khoảng hơn 8,3 tỷ USD.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất xây đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam Vinspeed và báo cáo cấp có thẩm quyền.
(VNF) - Đại biểu Phạm Văn Hoà cảnh báo việc bỏ án tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ có thể làm suy yếu sức răn đe, dẫn đến tình trạng người phạm tội chỉ cần nộp lại tài sản để thoát án tạo ra hệ lụy “hy sinh đời bố, củng cố đời con”.
(VNF) - Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết nhiều doanh nghiệp lợi dụng phát hành trái phiếu riêng lẻ huy động số tiền rất lớn rồi vỡ nợ, cuối cùng Nhà nước phải chịu trách nhiệm.
(VNF) - Thủ tướng yêu cầu có chính sách khai thác nguồn lực vàng trong dân để tham gia phát triển kinh tế-xã hội.
(VNF) - Khu đất hơn 20.100m2 tại số 28E Trần Phú, TP. Nha Trang từng được giao cho Công ty TNHH Đỉnh Vàng Nha Trang thực hiện dự án Nha Trang Golden Gate. Do liên quan đến vụ án sai phạm nghiêm trọng trong quản lý tài sản công, dự án rơi vào tình trạng dang dở, hoang hóa.