'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Ngân hàng Silicon Valley (SVB) từng là “trụ cột tài chính” của nhiều công ty khởi nghiệp và quỹ đầu tư mạo hiểm trên khắp thế giới. Những ảnh hưởng từ sự sụp đổ của ngân hàng này, đánh dấu vụ phá sản lớn nhất trong ngành ngân hàng Mỹ kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2009, có thể sẽ được cảm nhận trên toàn bộ ngành công nghệ toàn cầu trong những năm tới.
Dan Ives, nhà phân tích tại công ty đầu tư tư nhân Wedbush có trụ sở tại Los Angeles (Mỹ), cho biết: “Với việc SVB về bản chất là ‘ông trùm’ của hệ sinh thái ngân hàng Thung lũng Silicon trong vài thập kỷ qua, chúng tôi tin rằng tác động tiêu cực của sự sụp đổ lịch sử này sẽ có vô số tác động đối với thế giới công nghệ trong tương lai”.
Sự sụp đổ của SVB bắt đầu vào ngày 10/3, sau khi ngân hàng này cho biết, cần huy động 2,25 tỷ USD để củng cố bảng cân đối kế toán. Các công ty đầu tư mạo hiểm yêu cầu các công ty trong danh mục đầu tư của họ rút tiền từ ngân hàng SVB và các khách hàng khác tìm cách lấy tiền mặt của họ trước khi không thể. Điều này đã dẫn đến một đợt rút tiền gửi đột biến.
Ngân hàng đã phải bán tài sản, chủ yếu là trái phiếu, với mức lỗ lớn. Tổ chức Bảo hiểm Tiền gửi liên bang (FDIC) đã công bố đóng cửa SVB và nắm quyền kiểm soát các khoản tiền gửi của ngân hàng này. Sau đó các cơ quan chức năng cho biết, những người gửi tiền tại SVB sẽ có quyền thực hiện các giao dịch với tiền của họ, trong một động thái nhằm ngăn chặn sự hoang mang lây lan.
Tuy nhiên, theo các nhà đầu tư và nhà phân tích, sự kiện này có khả năng tác động đến thế giới công nghệ theo nhiều cách, từ việc khiến các công ty khởi nghiệp khó huy động vốn hơn đến việc buộc các công ty phải thay đổi mô hình kinh doanh của họ.
SVB rất quan trọng đối với sự phát triển của ngành công nghệ, không chỉ ở Mỹ mà còn ở những nơi như châu Âu và thậm chí cả Trung Quốc.
Ngân hàng 40 năm tuổi này có mối liên hệ mật thiết với thế giới công nghệ, cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống cũng như tài trợ cho các công ty được coi là quá rủi ro đối với những người cho vay truyền thống. SVB cũng cung cấp các dịch vụ khác như hạn mức tín dụng cho các công ty khởi nghiệp.
Trong thời kỳ thuận lợi, SVB phát triển khá mạnh mẽ. Lượng tiền gửi ở SVB tăng gấp ba lần tính từ quý I/2020 đến đầu năm 2022. Nhưng trong năm qua, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất, gây tổn hại cho lĩnh vực công nghệ từng phát triển cao. Môi trường tài trợ trở nên khó khăn hơn đối với các công ty khởi nghiệp ở Mỹ, châu Âu và các nơi khác.
Sự sụp đổ của SVB đến vào thời điểm vốn đã khó khăn đối với các nhà đầu tư khởi nghiệp. Ben Harburg, đối tác quản lý của quỹ đầu tư mạo hiểm MSA Capital có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc, nói với CNBC: “SVB là hy vọng cuối cùng của chúng tôi và vụ sụp đổ khiến chúng tôi hoàn toàn bất ngờ”.
Các công ty khởi nghiệp đã phải “thắt lưng buộc bụng” trong khi các “gã khổng lồ” công nghệ cắt giảm hàng chục nghìn lao động để giảm chi phí hoạt động trong thời gian qua. Trong một môi trường như vậy, SVB đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp hạn mức tín dụng hoặc các công cụ khác cho phép các công ty khởi nghiệp trả lương cho nhân viên của họ hoặc vượt qua thời kỳ khó khăn.
Matt Higgins, Giám đốc điều hành của RSE Ventures, nói: “Ngân hàng SVB rất quan trọng đối với lĩnh vực này, họ không chỉ cung cấp dịch vụ trả lương, các khoản vay cho những người sáng lập đối với khoản tín dụng kém thanh khoản, mà còn cung cấp cả các hạn mức tín dụng. Rất nhiều công ty trong số này đang gặp khó khăn khi huy động vốn chủ sở hữu và họ đang trông cậy vào những dòng tiền đó để mở rộng hoạt động của mình, với mong muốn đẩy lùi tình trạng đốt tiền mặt nhằm vượt qua suy thoái kinh tế như tất cả chúng ta đều mong đợi”.
Tuy nhiên, ông Higgins cho hay, hy vọng đó đã “bốc hơi” chỉ sau một đêm và không có ngân hàng nào khác sẽ “bước vào để lấp đầy khoảng trống đó”.
Paul Brody, lãnh đạo chuỗi khối toàn cầu tại công ty kiểm toán EY, cho biết một công ty tiền điện tử có tên POAP, do bạn của ông điều hành, có một nửa số tiền bị ràng buộc trong SVB và không thể lấy ra được. Số tiền của POAP tại SVB nhiều hơn những gì tổng quỹ lương của họ có thể trang trải. Patricio Worthalter, người sáng lập POAP, nói rằng công ty có “một lượng đáng kể” của cải trong SVB và đã thu hồi được 50%. Tuy nhiên, quỹ lương của công ty “không bao giờ gặp rủi ro” và POAP có “hạn mức tín dụng vững chắc để khai thác” nếu cần.
Sự sụp đổ của SVB cũng có thể sẽ tập trung vào các công ty khởi nghiệp để hướng đến lợi nhuận và kỷ luật hơn với chi tiêu của họ.
Adam Singolda, Giám đốc điều hành của công ty quảng cáo đại chúng Taboola, có trụ sở chính tại thành phố New York (Mỹ), cho biết: “Các công ty sẽ phải khởi động lại cách họ nghĩ về hoạt động kinh doanh của mình”.
Hussein Kanji, đồng sáng lập công ty đầu tư mạo hiểm Hoxton Ventures có trụ sở tại London (Anh), cho biết, trong ba năm tới sẽ có nhiều cuộc tái cơ cấu hơn tại các công ty công nghệ, mặc dù một số đang trì hoãn điều này. Ông Kanji nói: “Tôi thấy rất nhiều công ty đang cố gắng né tránh hoặc trì hoãn giải quyết vấn đề hiện tại. Đối mặt với khó khăn và đừng trì hoãn, trừ khi có lý do rất chính đáng, bạn mới có thể vượt qua được nó”.
Chuyên gia phân tích Dan Ives từ công ty Wedbush nhận định rằng có thể thế giới sẽ chứng kiến thêm nhiều vụ sụp đổ hơn, đồng thời cho hay các công ty công nghệ khởi nghiệp ở giai đoạn đầu non yếu có thể buộc phải bán tài sản hoặc đóng cửa. Ông Ives lưu ý: “Tác động từ khủng hoảng SVB sẽ có tác động lan tỏa lớn trên toàn cảnh ngành công nghệ và Thung lũng Silicon trong nhiều năm tới”.
Xem thêm >> Sự sụp đổ của SVB làm lung lay niềm tin của các công ty khởi nghiệp châu Á
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.