Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HoSE: HVN) vừa công bố báo cáo tài chính quý II/2021 với doanh thu thuần đạt hơn 6.536 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020. Tuy nhiên việc kinh doanh dưới giá vốn đã khiến hãng hàng không này lỗ gộp hơn 3.497 tỷ đồng trong quý II/2021, cùng kỳ năm ngoái khoản lỗ gộp hơn 2.865 tỷ đồng.
Trừ đi các loại chi phí, Vietnam Airlines báo lỗ ròng hơn 4.449 tỷ đồng trong quý II/2021, lỗ đậm hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020 (lỗ hơn 2.899 tỷ đồng).
Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Vietnam Airlines đạt gần 14.000 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm 2020. Lỗ ròng lũy kế 6 tháng đầu năm là hơn 8.421 tỷ đồng, cùng kỳ lỗ hơn 5.143 tỷ đồng.
Tại ngày 30/6/2021, tổng nợ phải trả của Vietnam Airlines đạt hơn 64.005 tỷ đồng, tăng 13% so với thời điểm đầu năm. Trong đó, nợ vay ngắn hạn tăng thêm hơn 2.900 tỷ đồng lên mức 14.180 tỷ đồng. Nợ vay dài hạn giảm hơn 2.500 tỷ đồng về mức hơn 20.282 tỷ đồng.
Đáng chú ý, vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines ghi nhận âm hơn 2.750 tỷ đồng, trong khi ở thời điểm đầu năm và thời điểm cuối quý I lần lượt đạt 6.072 tỷ đồng và 1.030 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu về giá trị âm là kết quả của việc hãng hàng không này báo lỗ liên tiếp trong giai đoạn 6 quý với mức lỗ lũy kế tính đến cuối quý II/2021 lên đến hơn 17.771 tỷ đồng.(Xem thêm)
Theo báo cáo của Tập đoàn Hòa Phát, doanh nghiệp đã ký hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ 99,6% cổ phần Công ty Nội thất Hòa Phát (tương đương 99,6% vốn điều lệ) cho Công ty Cổ phần Nội thất Eden Việt Nam.
Giá trị chuyển nhượng là 896,4 tỷ đồng, trong khi giá trị ghi sổ của đơn vị này chỉ là 398,4 tỷ đồng, đồng nghĩa Hòa Phát ghi nhận lãi 498 tỷ đồng từ thương vụ bán công ty con.
Nội thất Eden Việt Nam được thành lập ngày 19/10/2015 với vốn điều lệ ban đầu 8 tỷ đồng, đặt trụ sở chính đặt tại xã Đồng Than, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.
Đến ngày 11/1/2021 (tức một tuần sau khi mua Nội thất Hòa Phát), Nội thất Eden mới tăng vốn lần đầu lên 300 tỷ đồng. Hiện giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật là bà Lại Như Loan (sinh năm 1992).
Nội thất Hòa Phát được thành lập chính thức vào tháng 10/2006 và đến nay có hệ thống phân phối trên 63 tỉnh thành, vốn điều lệ 400 tỷ đồng cũng vượt trội so với Eden Việt Nam trước thâu tóm.
Hiện website của Nội thất Hòa Phát vẫn chưa cập nhật về thay đổi vốn, giữ nguyên logo và tên gọi. Đó là điều dễ hiểu bởi đây là một trong các doanh nghiệp thuộc thương hiệu quốc gia, hoạt động lâu năm và có sẵn hệ thống phân phối lớn.(Xem thêm)
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa có văn bản chấp thuận cho Công ty Cổ phần Dịch vụ biển Tân Cảng giao dịch trên sàn UPCoM với mã chứng khoán TOS từ ngày 8/9. Giá tham chiếu trong ngày đầu giao dịch là 32.000 đồng/cổ phiếu.
Trong phiên giao dịch đầu tiên trên UPCoM, biên độ giao dịch sẽ là 40%. Như vậy, với 26,5 triệu cổ phiếu đăng ký giao dịch, giải vốn hóa của TOS dự kiến trong khoảng 508 tỷ đồng - 1.187 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Dịch vụ biển Tân Cảng là đơn vị trực thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn. TOS được thành lập và hoạt động từ năm 2012 với ngành nghề kinh doanh chính là dịch vụ cho ngành dầu khí, đặt biệt là thị trường dịch vụ ngoài khơi. Vốn điều lệ ban đầu là 91,5 tỷ đồng.
Các dịch vụ kinh doanh cốt lõi của doanh nghiệp bao gồm cung cấp tàu dịch vụ dầu khí đa năng, tàu trực và tàu bảo vệ, dịch vụ lai dắt, cứu hộ và cứu nạn, dịch vụ khảo sát ngầm, dịch vụ vận chuyển và lắp đặt. Ngoài ra, doanh nghiệp còn hoạt động trong lĩnh vực đầu tư tài chính, quản lý khách sạn và du lịch, dịch vụ cung ứng.
TOS hiện có 3 công ty con bao gồm Công ty Cổ phần Dịch vụ bay và Du lịch biển Tân Cảng, Công ty Cổ phần Tân Cảng Kiên Giang và Công ty Cổ phần Hàng Hải Tân Cảng Miền Bắc.(Xem thêm)
HĐQT Tổng công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, HoSE: DIG) vừa thông qua chủ trương phân phối tiếp toàn bộ số cổ phiếu ESOP chưa chào bán hết cho bà Nguyễn Thị Thanh Huyền, thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc DIG.
Trước đó, DIG lên kế hoạch phát hành 15 triệu cổ phiếu ESOP, tương ứng hơn 3,6% lượng cổ phiếu đang lưu hành cho người người lao động. Mức giá chào bán là 15.000 đồng/cổ phiếu, chưa bằng một nửa so với thị giá hiện nay.
Tuy nhiên, kết thúc thời gian thực hiện, doanh nghiệp chỉ phân phối được trên 5,4 triệu cổ phiếu ESOP, thu về hơn 80 tỷ đồng. Như vậy, đợt phát hành cho người lao động này còn dư hơn 9,5 triệu cổ phiếu.
Theo phương án vừa được HĐQT phê duyệt, bà Huyền được quyền mua toàn bộ lượng cổ phiếu này với mức giá chào bán ban đầu. Dự kiến, số tiền bà Huyền cần chi là trên 143 tỷ đồng, nâng tỷ lệ sở hữu lên 3% vốn doanh nghiệp.
Được biết, bà Huyền là em gái của Phó chủ tịch HĐQT Nguyễn Hùng Cường và là con gái của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thiện Tuấn.(Xem thêm)
Trong phiên 1/9, ghi nhận hơn 19,6 triệu cổ phiếu MSN của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan được giao dịch theo phương thức thỏa thuận. Tổng giá trị hơn 2.500 tỷ đồng.
Bên bán ra là nhà đầu tư nước ngoài, còn bên mua xen lẫn cả nhà đầu tư ngoại và nhà đầu tư trong nước.
Trước đó, theo nguồn tin từ Bloomberg, thành viên quỹ đầu tư Chính phủ Singapore (GIC) - Ardolis Investment Pte Ltd đã có động thái muốn bán 19,5 triệu cổ phiếu MSN. Như vậy, nhiều khả năng quỹ ngoại này đã hoàn tất thoái vốn trong phiên giao dịch hôm nay.
Được biết, hồi tháng 5/2020, Ardolis Investment Pte Ltd đã mua thỏa thuận gần 39 triệu cổ phiếu MSN với số tiền ước tính là 2.300 tỷ đồng, tương đương 100 triệu USD. Trước đó vào năm 2018, quỹ đầu tư GIC cũng từng chi số tiền tương đương để mua vào 24,5 triệu cổ phiếu MSN.
Trước đó ngày 15/1, nhóm quỹ GIC đã bán ra 19,8 triệu cổ phiếu MSN bằng phương thức thỏa thuận. Với mức giá bình quân trong phiên giao dịch vào khoảng 86.000 đồng/cổ phiếu, GIC đã ước thu khoảng 1.700 tỷ đồng.(Xem thêm)
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.