Tài nguyên thiên nhiên là gì? Các loại tài nguyên thiên nhiên

Thanh Hằng - 21/08/2018 16:26 (GMT+7)

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Tài nguyên thiên nhiên (natural resources) là gì? Các loại tài nguyên thiên nhiên.

VNF
Tài nguyên thiên nhiên (natural resources) là phần đóng góp vào hoạt động, sản xuất của đất đai như diện tích canh tác, địa điểm đặt nhà máy, khoáng sản, lâm hải sản có sẵn trong tự nhiên, chứ không phải do con người tạo ra. Tài nguyên thiên nhiên là trong bốn nhân tố sản xuất của nền kinh tế.

Tài nguyên thiên nhiên là gì?

Tài nguyên thiên nhiên (natural resources) là phần đóng góp vào hoạt động, sản xuất của đất đai như diện tích canh tác, địa điểm đặt nhà máy, khoáng sản, lâm hải sản có sẵn trong tự nhiên, chứ không phải do con người tạo ra. Tài nguyên thiên nhiên là trong bốn nhân tố sản xuất của nền kinh tế.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Các loại tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên tái tạo (nước ngọt, đất, sinh vật v.v...) là tài nguyên có thể tự duy trì hoặc tự bổ sung một cách liên tục khi được quản lý một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý, tài nguyên tái tạo có thể bị suy thoái không thể tái tạo được. Ví dụ: tài nguyên nước có thể bị ô nhiễm, tài nguyên đất có thể bị mặn hoá, bạc màu, xói mòn v.v...

Tài nguyên không tái tạo là loại tài nguyên tồn tại hữu hạn, sẽ mất đi hoặc biến đổi sau quá trình sử dụng. Ví dụ như tài nguyên khoáng sản của một mỏ khoáng sản như than, dầu có thể cạn kiệt sau khi khai thác.

Tài nguyên năng lượng vĩnh cửu (năng lượng mặt trời, gió, sóng, thủy triều,...) được nghiên cứu sử dụng ngày một nhiều do thân thiện với môi trường và có khả năng thay thế dần các năng lượng đang bị cạn kiệt và hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường.

Hiện trạng tình trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đang diễn ra theo chiều hướng tiêu cực. Nguồn tài nguyên thiên nhiên của chúng ta hiện nay đang bị thu hẹp cả về số lượng và chất lượng. Nguyên nhân chính dẫn tới thực trạng hiện này một phần là do hoạt động khai thác một các bừa bãi, cùng với việc sử dụng tài nguyên lãng phí, và do công tác quản lý yếu kém của các cấp chính quyền địa phương.

 

Cùng chuyên mục
Tin khác