Toàn cảnh khu vực sẽ xây Ga đường sắt Đà Nẵng mới
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.
Theo đó, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Mai Xuân Liên đã chỉ đạo Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu đề nghị của UBND huyện Vĩnh Lộc.
Các ý kiến đề xuất, báo cáo về chủ trương lập quy hoạch các khu đô thị trên sẽ phải trình Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 30/8 tới đây.
Được biết, Huyện Vĩnh Lộc nằm trong vùng đồng bằng sông Mã. Trung tâm huyện lỵ cách thành phố Thanh Hoá 45km về phía Tây- Bắc theo quốc lộ 45, cách thị xã Bỉm Sơn 40km về phía Tây theo quốc lộ 217.
Theo Quyết định số 3244/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2070, diện tích khu vực lập quy hoạch là 157,72km2, thuộc địa giới hành chính toàn bộ huyện, bao gồm 16 đơn vị hành chính.
Huyện Vĩnh Lộc được quy hoạch với mục tiêu phát huy các tiềm năng, thế mạnh của huyện để phát triển kinh tế - xã hội toàn diện, khai thác có hiệu quả mối quan hệ ngoại vùng, quan hệ trong nước, đưa Vĩnh Lộc trở thành huyện tiên tiến, có nền kinh tế phát triển với tỷ trọng dịch vụ du lịch; nông nghiệp sạch và nông nghiệp công nghệ cao; phát triển công - tiểu thủ công nghiệp vượt trội.
Toàn huyện sẽ được phân chia thành 2 tiểu vùng (phía Đông và phía Tây sông Bưởi). Định hướng phát triển các tiểu vùng như sau:
Tiểu vùng I gồm 9 xã và thị trấn phía Tây sông Bưởi (Vĩnh Long, Vĩnh Quang, Vĩnh Yên, Vĩnh Tiến, Vĩnh Thành, Vĩnh Ninh, Vĩnh Khang), thị trấn Vĩnh Lộc và xã Vĩnh Phúc, với trung tâm là thị trấn Vĩnh Lộc mở rộng, sẽ tập trung phát triển các chức năng của thị trấn huyện lỵ và bảo tồn phát huy Di sản văn hóa Thành Nhà Hồ, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và tạo ra các sản phẩm gắn với phát triển du lịch.
Tiểu vùng II gồm 7 xã phía Đông sông Bưởi (Vĩnh Hưng, Vĩnh Hòa, Vĩnh Hùng, Vĩnh Tân, Vĩnh Minh, Vĩnh Thịnh, Vĩnh An), với trung tâm vùng là đô thị Bồng, sẽ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, dịch vụ thương mại và nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch và tạo ra sản phẩm gắn với phát triển du lịch.
Về tổ chức hệ thống đô thị và nông thôn định hướng đến năm 2030, huyện sẽ có 2 đô thị, tỷ lệ đô thị hóa đạt 42,8%, năm 2040 khoảng 44,8% với các công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật… được đầu tư đồng bộ.
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.