Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Tuy nhiên, trao đổi với VietTimes chiều 26/7/2019, đại diện Thaco khẳng định đó là thông tin không chính xác.
"Đó là thông tin không chính xác. Thaco khẳng định hoàn toàn không có chuyện Tập đoàn vào tiếp quản lại dự án Chăn nuôi Bình Hà (Hà Tĩnh)" - ông Nguyễn Một, Giám đốc Truyền thông Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Tập đoàn Thaco) khẳng định với VietTimes.
Thông tin Thaco vào tiếp quản dự án chăn nuôi Bình Hà xuất phát từ một văn bản được Hà Tĩnh công bố hôm 22/7/2019.
Cụ thể là văn bản số 17/BC-BCHCĐ của Công đoàn cơ sở Công ty Cổ phần chăn nôi Bình Hà (ký bởi ông Võ Phi Long, Chủ tịch công đoàn cơ sở, vào ngày 6/7/2019) - được đính kèm văn bản số 4804/UBND-NL về việc kiểm tra, hướng dẫn ổn định sản xuất, đảm bảo an ninh trật tự tại dự án Chăn nuôi bò Bình Hà (ký bởi Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, vào ngày 22/7/2019).
Theo đó, mục 5. Kiến nghị đề xuất của báo cáo này có nêu chi tiết: "Có ý kiến với Ngân hàng BIDV kịp thời hoàn thiện thủ tục với đối tác đầu tư mới (Công ty THACO), đồng thời chỉ đạo các Sở ngành liên quan hướng dẫn thủ tục hồ sơ pháp lý thuận lợi nhất, tạo điều kiện tốt nhất để Công ty THACO tiếp cận và khởi động lại Dự án; nhằm tạo việc làm cho người lao động địa phương cũng như phát triển kinh tế, ổn định ANTT, an toàn xã hội trên địa bàn...".
Song như đã đề cập, theo ông Nguyễn Một, thông tin trên là không chính xác. Ban lãnh đạo Thaco khẳng định chưa hề tiếp cận hay có ý định tiếp quản lại dự án chăn nuôi Bình Hà (Hà Tĩnh).
Khởi đầu là dự án nông nghiệp có quy mô lớn nhất miền Bắc, Dự án nuôi bò giống, bò thịt tại Hà Tĩnh có tổng mức đầu tư dự kiến là 4.582 tỷ đồng, diện tích trải rộng trên diện tích hơn 2.163,5 ha tại các huyện Cẩm Xuyên (1.578,6 ha) và Kỳ Anh (584,9 ha). Quy mô chăn nuôi bò ước tính lên tới 245.200 con/năm.
Song, quy mô chăn nuôi bò trên thực tế của dự án chỉ đạt gần 15.000 con/năm, và số lượng cũng giảm dần theo từng năm, gây lãng phí nguồn lực của xã hội.
Tới năm 2017, chủ đầu tư dự án là Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà (Bình Hà) đã quyết định trồng chuối trên hơn 200 ha đất của dự án. Việc chuyển đổi sang trồng chuối sau đó đã được chính quyền địa phương đánh giá là trái quy định.
Kể từ tháng 3/2019 đến nay, công ty Bình Hà không có Tổng Giám đốc điều hành sản xuất, vì người đứng đầu đã bị Cơ quan (C03) Bộ Công an khởi tố bắt tạm giam (ngày 26/3/2019).
Ngày 6/7/2019, Ban Chấp hành Công đoàn (CHCĐ) Cơ sở Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà (Bình Hà) đã có báo cáo sơ bộ thực trạng hiện tại của công ty gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Theo báo cáo, sau nhiều tháng không được vận hành, hệ thống chuồng trại đầu tư tại 2 khu vực huyện Cẩm Xuyên và Kỳ Anh đã xuống cấp trầm trọng.
Cán bộ nhân viên và người lao động tại Nông Trại Cẩm Xuyên - Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà (Nông trại Cẩm Xuyên) đã thống nhất cùng nhau tự ổn định sản xuất, chăm sóc và bảo vệ thu hoạch chuối xuất bán nhằm có kinh phí thanh toán lương và chi phí hoạt động.
Dù trên sổ sách, Nông Trại Cẩm Xuyên tập trung chăm sóc, quản lý bảo vệ 170 ha chuối nhưng thực tế chỉ thu hoạch, tận thu trên diện tích khoảng 100 ha. Tổng sản lượng chuối thương phẩm được xuất bán đạt hơn 550 tấn.
Tuy nhiên, tình hình thời tiết nắng nóng kéo dài, nguồn nước tưới không đủ, không có kinh phí đầu tư phân bón, nên vườn chuối này phát triển kém, chất lượng sản phẩm không đáp ứng được cho khách hàng.
Mặt khác, từ trung tuần tháng 6/2019 tới nay, thị trường tiêu thụ chuối ở Trung Quốc rất khó khăn, giá chuối xuất bán không đủ chi phí thu hoạch.
Trong tháng 6/2019, đã có hơn 15.000 buồng chuối đến kỳ thu hoạch nhưng vẫn không có khách hàng thu mua, dẫn đến nhiều buồng bị đổ gãy, chín trên cây. Bên cạnh đó, để duy trì hoạt động sản xuất, công tác bảo vệ tài sản và ổn định an ninh trật tự của dự án cũng cần chi phí tương đối lớn, đặc biệt là chi phí lương và chi phí tiền điện phát sinh hàng tháng.
Báo cáo cho biết, nông trại đang nợ Công ty Điện lực Hà Tĩnh 132 triệu đồng (tiền điện phát sinh tháng 6/2019).
Ngoài ra, kể từ tháng 10/2018 đến nay, trên địa bàn Nông trại Cẩm Xuyên và Nông trại Kỳ Anh đã xuất hiện thực trạng nhiều hộ dân địa phương ồ ạt vào lấn chiếm đất đai của dự án, trồng cây keo và trồng sắn (mỳ) trái phép trên đất của công ty Bình Hà quản lý, sử dụng.
Tổng diện tích bị xâm chiếm lên tới 199,45 ha. Trong đó, phần lớn đất bị xâm chiếm ở địa bàn huyện Cẩm Xuyên với 169,45 ha.
Tình trạng khó khăn cũng khiến Nông trại Cẩm Xuyên phải tiến hành cắt giảm lao động hưởng lương gián tiếp và ngừng các công việc giao khoán kể từ tháng 7/2019.
Trong diễn biến mới nhất, ngày 22/7/2019, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã có công văn số 4804/UBND-NL về việc kiểm tra, hướng dẫn ổn định sản xuất, đảm bảo an ninh trật tự tại Dự án Chăn nuôi bò của công ty Bình Hà.
Trong đó, UBND Tỉnh Hà Tĩnh đề nghị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an nghiên cứu, xem xét báo cáo thực trạng, những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị của Công đoàn Cơ sở Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà (Bình Hà), tỉnh Hà Tĩnh để có giải pháp phối hợp, hỗ trợ nhằm giúp công ty ổn định sản xuất, việc làm, đời sống cho người lao động và bảo vệ đất đai, tài sản của nhà nước và doanh nghiệp.
Ngoài ra, UBND Tỉnh Hà Tĩnh cũng có văn bản số 4864/UBND-KT ngày 24/7/2019 gửi Công ty Điện lực Hà Tĩnh về việc giải quyết kiến nghị của Nông Trại Cẩm Xuyên liên quan đến tình hình cung ứng điện phục vụ sản xuất của nông trại này.
Theo đó, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng đã “giao” cho Công ty Điện lực Hà Tĩnh chỉ đạo Điện lực Cẩm Xuyên xem xét, giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định đối với kiến nghị của Nông trại Cẩm Xuyên.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.