Thu hút FDI: Cần ưu đãi thuế khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư dài hạn

Hồng Vân - 22/03/2019 10:43 (GMT+7)

Đã đến lúc cần đánh giá lại một cách tổng thể các chính sách ưu đãi đối với các doanh nghiệp FDI để điều chỉnh cho phù hợp với thời kỳ phát triển mới của đất nước.

VNF
PGS.TS Lê Xuân Trường.

Trả lời báo Hải quan, PGS.TS Lê Xuân Trường, Trưởng khoa Thuế và Hải quan, Học viện Tài chính đã nêu quan điểm xung quanh vấn đề này. Ông Trường nói:

"Trước hết, tôi cho rằng, trước năm 2004, chính sách ưu đãi tài chính có sự phân biệt giữa doanh nghiệp trong nước với doanh nghiệp FDI. Tuy nhiên, kể từ năm 2004, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là coi trọng cả nguồn vốn FDI và vốn trong nước nên các chính sách ưu đãi tài chính đã dần chuyển đổi theo hướng áp dụng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp.

Để đánh giá chính xác và toàn diện cần thực hiện khảo sát đầy đủ thông tin. Tuy nhiên, từ các động thái của các nhà đầu tư, phản ứng của thị trường và diễn biến nền kinh tế những năm qua có thể thấy, chính sách ưu đãi tài chính đã tạo môi trường pháp lý bình đẳng trong sản xuất kinh doanh để cùng cạnh tranh và phát triển giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI, qua đó, góp phần thu hút cả vốn đầu tư trong nước và vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu và tạo nền tảng cho tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công ăn việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.

Chính sách ưu đãi tài chính, đặc biệt là chính sách ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và phát huy các lợi thế so sánh của đất nước. Bên cạnh các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước, đã xuất hiện ngày càng nhiều doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp FDI rất lớn ở trong nước. Nhiều tập đoàn lớn nổi tiếng trên thế giới đã đầu tư trọng điểm ở Việt Nam như Samsung, Toyota, Honda, Mitsubishi…

Doanh nghiệp FDI có vốn FDI đóng góp quan trọng vào kim ngạch xuất nhập khẩu. Xuất khẩu của khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (năm 2017 chiếm tới 72,6%). Cùng với đó là đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân sách nhà nước. Năm 2012, khu vực FDI đóng góp vào ngân sách nhà nước (chưa kể thu từ dầu thô) hơn 83 nghìn tỷ đồng, năm 2013 hơn 111 nghìn tỷ đồng, năm 2014 hơn 123 nghìn tỷ đồng, năm 2015 hơn 140 nghìn tỷ đồng, đến năm 2016 là 161 nghìn tỷ đồng, chiếm 19% tổng thu ngân sách nhà nước và đến năm 2017 chiếm 14,5% tổng thu ngân sách nhà nước.

- Có thể thấy, những chính sách ưu đãi đã mang lại cho Việt Nam khá nhiều “lợi nhuận”. Tuy vậy, bất cập chắc hẳn vẫn tồn tại. Theo ông, đó là gì?

Ông Lê Xuân Trường: Đúng thế, chính sách ưu đãi tài chính nói chung và ưu đãi thuế nói riêng vẫn còn một số bất cập cần điều chỉnh để phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đó là: Mức ưu đãi cao, diện ưu đãi còn rộng (đặc biệt là ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp) và dàn trải làm suy giảm nguồn thu ngân sách nhà nước trong khi ngân sách nhà nước đang rất thiếu để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.

Bên cạnh đó, mặc dù chính sách ưu đãi thuế áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế, tuy nhiên trong thực tế, khu vực kinh tế FDI đang được hưởng nhiều hơn từ chính sách ưu đãi tài chính thể hiện ở tỷ trọng về số thuế Thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi miễn, giảm của doanh nghiệp FDI trên tổng số thuế Thu nhập doanh nghiệp được miễn giảm của doanh nghiệp cả nước lên đến 76% và tỷ lệ về số thuế Thu nhập doanh nghiệp được ưu đãi miễn, giảm của doanh nghiệp FDI trên tổng số thuế Thu nhập doanh nghiệp phải nộp tính theo thuế suất phổ thông là 48%, trong khi tỷ lệ này của doanh nghiệp nhà nước là 4,6% và của ngoài quốc doanh là 14%.

Việc lồng ghép chính sách xã hội vào chính sách ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp làm cho chính sách thuế thêm phức tạp, khó quản lý, dễ tạo sơ hở để doanh nghiệp lợi dụng tránh thuế, chuyển giá và trốn thuế.

Đặc biệt, ưu đãi thuế theo địa bàn đầu tư ít phát huy tác dụng trong thực tế mà lại tạo ra điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyển giá, tránh thuế và trốn thuế.

- Dưới góc độ của một chuyên gia, theo ông, thời gian tới, Bộ Tài chính cần điều chỉnh những chính sách này như thế nào để thu hút vốn tốt hơn và khắc phục những bất cập hiện có?

Xuất phát từ những bất cập trong chính sách ưu đãi tài chính nói trên, cần điều chỉnh chính sách này theo các hướng cơ bản sau:

Một là, cần thu hẹp diện ưu đãi thuế, đặc biệt là ưu đãi thuế Thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, chỉ nên tập trung ưu đãi thuế đối với một số ít ngành, lĩnh vực rất quan trọng theo chính sách phát triển của Nhà nước, các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, lĩnh vực xã hội hóa, công nghệ, môi trường và liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Nên loại bỏ các ưu đãi thuế để thực hiện chính sách xã hội (chuyển sang thực hiện chính sách xã hội bằng công cụ tài chính khác); loại bỏ các ưu đãi “thừa”, chẳng hạn như ưu đãi thuế đối với khu công nghiệp.

Hai là, nên lựa chọn những hình thức ưu đãi thuế nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư dài hạn. Theo đó, nên giảm bớt đối tượng được áp dụng hình thức miễn thuế, giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp có thời hạn và giảm bớt thời gian miễn thuế, giảm thuế.

Ba là, thống nhất toàn bộ các ưu đãi thuế vào pháp luật, không quy định ưu đãi thuế ở các luật chuyên ngành khác để đảm bảo tính thống nhất và minh bạch của pháp luật.

Bốn là, hoàn thiện chính sách ưu đãi về đất đai theo hướng rà soát lại các ưu đãi về đất đai để đảm bảo tính đồng bộ giữa pháp luật đất đai, pháp luật về đầu tư và các chính sách khác của Nhà nước. Đồng thời, cần xác định rõ đối tượng được hưởng ưu đãi về đất đai để ưu đãi của Nhà nước đến được trực tiếp với người được thụ hưởng.

Xin cảm ơn ông!

Theo BHQ
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tỷ phú Jeff Bezos: Nỗi kinh hoàng khiến nhân viên toát mồ mỗi khi thức dậy

Tỷ phú Jeff Bezos: Nỗi kinh hoàng khiến nhân viên toát mồ mỗi khi thức dậy

(VNF) - Thời điểm những năm 90, tỷ phú Jeff Bezos từng được coi là "nỗi kinh hoàng" đối với nhân viên khi liên tục gây áp lực cho các thành viên thuộc Amazon.

Hà Nội: Căn hộ dần hạ nhiệt, hàng tỷ USD sẽ đổ sang Đông Anh xây chung cư

Hà Nội: Căn hộ dần hạ nhiệt, hàng tỷ USD sẽ đổ sang Đông Anh xây chung cư

(VNF) - Sau cơn sốt tăng giá, chung cư Hà Nội neo cao khó bán mua; Dân TP.HCM ‘ngóng’ được chuyển đổi đất đai, thoát quy hoạch treo; Sau thông báo tái khởi động, Cocobay Đà Nẵng vẫn im lìm; Hà Nội kêu gọi đầu tư 6 khu đô thị hơn 34.000 tỷ tại Đông Anh... là những thông tin được quan tâm trong tuần.

Rủi ro 380 triệu USD: Hàng triệu người Indonesia nợ nần khó kiểm soát

Rủi ro 380 triệu USD: Hàng triệu người Indonesia nợ nần khó kiểm soát

(VNF) - Các chương trình Mua trước trả sau (Buy Now, Pay Later - BNPL) ngày càng phổ phiến ở Indonesia đang khiến nợ tiêu dùng ngày càng tăng do khả năng tiếp cận dễ dàng hơn.

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, chủ Quán nhậu Tự Do lộ diện

Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất, chủ Quán nhậu Tự Do lộ diện

(VNF) - Ông Nguyễn Đỗ Lăng tái xuất sau lệnh bắt và khởi tố, Chủ tịch Viconship Bùi Minh Hưng bất ngờ xin từ nhiệm, ông Lê Mạnh Linh làm Phó chủ tịch HĐQT EVNFinance… là những tin tức doanh nhân đáng chú ý tuần qua.

Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

Loạt xe điện Trung Quốc về Việt Nam, mẫu nào cạnh tranh với VinFast VF3?

(VNF) - Giai đoạn nửa cuối năm 2024, nhiều mẫu xe điện có nguồn gốc từ Trung Quốc sắp ra mắt tại thị trường Việt Nam. Trong đó, có một số mẫu nằm cùng phân khúc và cạnh tranh với VinFast VF3.

Chiến dịch mới của Trung Quốc: Điều tra Bộ trưởng Nông nghiệp, 30 quan chức tài chính bị bắt

Chiến dịch mới của Trung Quốc: Điều tra Bộ trưởng Nông nghiệp, 30 quan chức tài chính bị bắt

(VNF) - Theo tờ SCMP, từ đầu năm tới nay, hơn 30 quan chức nhà nước, chủ ngân hàng và giám đốc tài chính Trung Quốc đã bị bắt giữ do liên quan tới tham nhũng. Mới đây nhất, Bộ trưởng nông nghiệp nước này cũng đang bị điều tra vì nghi ngờ vi phạm luật pháp và kỷ luật.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.

Tự tin có 'bảo hiểm lo' rồi tá hoả khi phải trả gần 140 triệu viện phí

Tự tin có 'bảo hiểm lo' rồi tá hoả khi phải trả gần 140 triệu viện phí

(VNF) - "Tự tin" vì đã có bảo hiểm lo, nhiều năm không xem lại hợp đồng, cũng không biết mình có quyền lợi gì, đến khi xảy ra sự kiện bảo hiểm thì mới “tá hoả” là tham gia không đúng nhu cầu, tham gia ủng hộ. Đành phải bỏ cả trăm triệu tiền túi ra để chi trả cho chi phí y tế.

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

Thanh Hoá: Phá 2,6ha rừng, Công ty AIT bị xử phạt 325 triệu đồng

(VNF) - UBND tỉnh Thanh Hóa vừa quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty cổ phần Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (Công ty AIT), về hành vi phá 2,61ha rừng trái pháp luật với số tiền 325 triệu đồng.

Lương tăng, giá vàng 'phi mã', lãi suất đi lên... nguy cơ lạm phát lớn dần

Lương tăng, giá vàng 'phi mã', lãi suất đi lên... nguy cơ lạm phát lớn dần

(VNF) -Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ về lạm phát đang lớn dần khi lãi suất đang có xu hướng gia tăng. Giá vàng, giá dầu cũng đang tạo nguy cơ lớn tác động tới lạm phát.

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

Cảnh sắc Mã Pí Lèng

(VNF) - Mã Pì Lèng là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km đi qua 3 xã thuộc huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Từ lâu, nơi đây được coi là đệ nhất danh đèo của Việt Nam, là một trong "tứ đại đỉnh đèo" bên cạnh đèo Ô Quy Hồ, Khau Phạ và Pha Đin. Cùng ngắm vẻ đẹp hùng vĩ của tuyến đường đèo này qua ống kính của nhiếp ảnh gia Thanh Hải.