Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Chia sẻ tại tọa đàm “Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin tại TP. Đà Nẵng” diễn ra mới đây, ông Lee Jong Wook, Giám đốc Trung tâm Phát triển giải pháp về linh kiện xe hơi của Công ty TNHH LG Electronics Việt Nam tại Đà Nẵng, cho biết 2 năm trước, công ty bắt đầu với 50 lao động, đến nay đã lên 250 người và dự kiến sẽ tăng lên 500 người trong tương lai. Tuy nhiên việc tuyển dụng lao động ở Đà Nẵng rất khó khăn khi nhìn vào tình trạng hiện nay.
“Đà Nẵng thiếu nhân lực có kinh nghiệm và kỹ năng thực hành đầy đủ. Vòng làm việc ở công ty khá ngắn, từ 2 đến 5 năm. Đà Nẵng cũng không phải là địa phương có sức hấp dẫn về nhân lực IT so với Hà Nội và TP. HCM”, ông Lee Jong Wook nói.
Ông Lee Jong Wook đề xuất chính quyền thành phố xây mô hình hệ sinh thái hợp tác bao gồm chính quyền, nhà trường, doanh nghiệp và các bên liên quan. Bên cạnh đó, thành phố cần có chính sách thu hút nhân tài, chỉ riêng môi trường và cơ sở hạ tầng không đủ sức hấp dẫn, cần để họ hiểu được nơi dừng chân và nơi ở lại khác nhau như thế nào.
Cùng với đó, các trường đại học nên tạo điều kiện cho sinh viên có năng lực, kỹ năng làm việc tốt hợp tác với doanh nghiệp.
“Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp công nghệ thông tin là sở hữu trí tuệ chứ không phải là phần cứng; trong lĩnh vực này, con người là chìa khóa. Nếu chúng ta không giữ chân được nhân lực thì chúng ta sẽ thua trong cuộc chiến toàn cầu hóa. Hy vọng, chúng ta sẽ có những chương trình trung và dài hạn hợp lý để có thể phát triển nền công nghệ thông tin”, ông ông Lee Jong Wook nhấn mạnh.
Ông Vy Văn Việt, Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng, cho hay theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư Đà Nẵng, năm 2021, Đà Nẵng có 1.900 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, năm 2022 có gần 400 doanh nghiệp tham gia tuyển dụng.
Thành phố có gần 50 doanh nghiệp quy mô từ 100 nhân viên trở lên, còn lại là doanh nghiệp nhỏ.
Doanh nghiệp công nghệ thông tin có nhu cầu lớn ở các phân khúc phổ thông như lập trình viên, tester... Các lĩnh vực mới có giá trị cao như AI, Data Science Blockchain, IoT chưa nhiều. Nhân lực lĩnh vực quản lý tương đối khó tìm và nhân lực đủ khả năng làm việc quốc tế còn ít.
Ông Vy Văn Việt đề xuất TP. Đà Nẵng tiếp tục tạo điều kiện, có chính sách để các trường mở rộng quy mô đào tạo, thu hút sinh viên theo học ngành công nghệ thông tin đến Đà Nẵng để học tập, sinh sống và làm việc; tạo điều kiện cho các chính sách an sinh như cho vay mua nhà để an cư lạc nghiệp.
Các trường đại học mở rộng quy mô đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ ngành có nhu cầu cao và trình độ cao như AI, Big Data, IoT, Blockchain... Bên cạnh đó, thành phố nên tạo điều kiện cho đơn vị đào tạo phi chính quy chất lượng cao để mở rộng đào tạo kỹ năng quản lý, ngoại ngữ, kỹ năng làm việc quốc tế cho ngành phần mềm; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho lĩnh vực R&D, phát triển nhân lực thông qua chính sách thuế, hỗ trợ từ quỹ.
Các doanh nghiệp đầu tư phát triển nguồn lực của mình theo hướng chuyên sâu, thay vì chỉ đầu tư theo chiều ngang nhằm nâng cao chất lượng cũng như năng suất lao động.
Bà Ngô Thị Kim Yến, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng, cho biết thời gian qua, công nghệ thông tin với tốc độ tăng trưởng cao đã trở thành một trong những lĩnh vực kinh tế mũi nhọn của thành phố. Trong giai đoạn 2015 - 2020, tốc độ tăng trưởng doanh thu công nghệ thông tin đạt đến 20%/năm. Trong 2 năm 2020 và 2021, tuy phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh Covid-19 nhưng lĩnh vực công nghệ thông tin vẫn duy trì được đà tăng trưởng ấn tượng, đóng góp vào sự phục hồi và phát triển của kinh tế - xã hội thành phố
Sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin của thành phố đã nhận được sự ghi nhận của nhiều tổ chức trong nước và quốc tế.
Tính đến cuối năm 2021, trên địa bàn thành phố ước tính có khoảng 44.000 nhân lực công nghệ thông tin, trong đó phần lớn nhân lực tập trung trong lĩnh vực phần mềm và nội dung số.
Dựa trên số liệu dự báo của Đề án Quy hoạch chung thành phố, trong giai đoạn 2022-2025, Đà Nẵng cần bổ sung tối thiểu 7.500 nhân lực/năm và trong giai đoạn 2026-2030, con số này là 8.000 nhân lực/năm. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn hết là số lượng phải đi đôi với chất lượng.
Khảo sát của Viện Chiến lược Công nghệ thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy chỉ có khoảng 15% sinh viên ngành công nghệ thông tin mới tốt nghiệp đáp ứng được yêu cầu doanh nghiệp; 72% sinh viên không có kinh nghiệm, thực hành và 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm và kỹ năng mềm.
“Nhiệm vụ đặt ra là làm thế nào để giải quyết cung cầu về nhân lực công nghệ thông tin giữa cơ sở giáo dục đào tạo và thị trường, đảm bảo sự đồng bộ giữa chất lượng và số lượng. Điều này đòi hỏi các bên liên quan phải cùng xem xét và phối hợp chặt chẽ trong thời gian tới”, Phó chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng nhấn mạnh.
Bà Ngô Thị Kim Yến cho hay UBND TP. Đà Nẵng cam kết tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp, nhà đầu tư, các hiệp hội và cơ sở đào tạo; xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
Bà Ngô Thị Kim Yến cũng hy vọng rằng mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa các bên liên quan - cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, doanh nghiệp, nhà đầu tư - sẽ đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển Đà Nẵng trở thành “thung lũng Silicon của khu vực Đông Nam Á”.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.