'Ngắm' khu đất xây tổ hợp thương mại, văn phòng của TAH Invest tại Tây Hồ Tây
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.
Tại phiên họp Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (lần thứ 9) Thủ tướng Chính phủ khẳng định Đảng, Nhà nước xác định tập trung thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhất là đột phá về hạ tầng, đặc biệt hạ tầng giao thông là lựa chọn đúng đắn, sáng suốt, là yếu tố quyết định cho sự phát triển trước mắt và lâu dài.
Trong những năm qua, việc đầu tư, phát triển hạ tầng giao thông được thúc đẩy không ngừng. Cụ thể, năm 2021-2022 là giai đoạn khởi động, chuẩn bị và phê duyệt dự án, năm 2023 triển khai đồng loạt, năm 2024 là năm cao điểm giải ngân và được xác định là năm tăng tốc thực hiện các công trình giao thông trọng điểm.
Theo đó, năm 2024 cả nước dành hơn 677.000 tỷ đồng cho đầu tư công, trong đó, vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông chiếm áp đảo, lên tới 422.000 tỷ đồng và phấn đấu đạt tỷ lệ giải ngân ít nhất là 95%.
Riêng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư công là 59.274 tỷ đồng, trong đó 6 tháng đầu năm Bộ GTVT đã giải ngân hơn 25.500 tỷ đồng, đạt 40% kế hoạch giao.
Về tình hình giải ngân dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 (giai đoạn 2), trong tổng số vốn gần 31.000 tỷ đồng được bố trí trong năm 2024, tính đến giữa tháng 6 đã giải ngân trên 12.000 tỷ đồng, đạt 39,9% kế hoạch. Trong đó, nhiều dự án thành phần đạt tỷ lệ giải ngân cao như Bãi Vọt - Hàm Nghi (74,8%), Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (65%), Vạn Ninh - Cam Lộ (63,7%), Vũng Áng - Bùng (55,9%)...
Trong bối cảnh giải ngân đầu tư công được đẩy mạnh sẽ lan tỏa tới các ngành, lĩnh vực, trước tiên thúc đẩy nhóm doanh nghiệp ngành xây dựng hạ tầng. Dư địa tăng trưởng dành cho nhóm ngành này còn rất lớn khi hợp đồng thi công ở các dự án đang trong giai đoạn tăng tốc đẩy tiến độ. Với năng lực thi công tốt, giá trị backlog lớn, các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng kỳ vọng duy trì nguồn việc và tăng trưởng trong thời gian tới.
Nhóm doanh nghiệp có thể kể đến như VCG, HHV, CC1, C4G, LCG… Cụ thể, Tổng Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (VCG) là doanh nghiệp trúng thầu nhiều dự án đầu tư công có quy mô lớn như gói thầu 4.6 thi công đường băng cất và hạ cánh, gói thầu 5.10 thi công nhà ga hành khách sân bay Quốc tế Long Thành, cùng một số gói thầu thuộc dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025… giúp đảm bảo nguồn việc cho năm 2024 và các năm tiếp theo cho VCG.
Năm 2024 - 2025 được đánh giá là giai đoạn “bùng nổ” đối với mảng xây lắp của Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả (HHV) khi doanh nghiệp này đang đẩy mạnh thi công tại dự án cao tốc Quảng Ngãi - Hoài Nhơn, Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột, Đồng Đăng - Trà Lĩnh, Hữu Nghị - Chi Lăng .... giá trị backlog của HHV trong 6 tháng đầu năm 2024 khoảng hơn 3.000 tỷ đồng.
Sắp tới, một số dự án tiềm năng khác mà HHV cho biết đang nghiên cứu đầu tư sẽ khởi công xây dựng, backlog của HHV dự kiến tiếp tục tăng. HHV đặt mục tiêu năm 2024 doanh thu tăng 17%, lợi nhuận tăng 11% so với năm 2023. Ngay từ quý I/2024, doanh thu đạt 690 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 114 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt là 28% và 37% so với cùng kỳ.
Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã rất quyết liệt trong việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Đây được xem là động lực thúc đẩy các bộ, ngành địa phương tăng tốc thực thi kế hoạch đầu tư công theo chỉ tiêu được giao. Các doanh nghiệp ngành xây dựng hạ tầng sẽ được tiếp tục hưởng lợi trong thời gian tới.
(VNF) - Dự án tổ hợp thương mại và dịch vụ kết hợp văn phòng được triển khai trên lô đất B2-CC4 thuộc Khu đô thị Tây Hồ Tây dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2027.