Thượng đỉnh Mỹ-Triều thất bại nếu ông Trump và Kim Jong-un vẫn bất đồng
Nhật Anh -
15/05/2018 08:52 (GMT+7)
(VNF) - Việc giải quyết bất đồng về dỡ bỏ cấm vận song song với giải trừ vũ khí hạt nhân là vô cùng quan trọng để có một cuộc gặp gỡ thành công giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Singapore vào ngày 12/6.
Ông Trump và ông Kim Jong Un bất đồng trong việc dỡ bỏ các biện pháp cấm vận
Tổng thống Trump đã khẳng định rằng ông sẽ không lặp lại những sai lầm của quá khứ, khi các thỏa thuận với Triều Tiên trước đây bị phá vỡ do tranh chấp liên quan đến thanh tra hạt nhân và viện trợ kinh tế.
Hai quan chức hàng đầu của ông Trump - Ngoại trưởng Mike Pompeo và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton - cùng cho biết Hoa Kỳ cần bằng chứng cho việc phi hạt nhân hóa của Bắc Triều Tiên đã hoàn tất trước khi các biện pháp cấm vận được dỡ bỏ. Ngược lại, ông Kim Jong Un đã yêu cầu thực hiện một quy trình từng bước, trong đó bao gồm động thái nới lỏng trừng phạt trước khi chính quyền của ông loại bỏ vũ khí hạt nhân khỏi Bán đảo Triều Tiên.
Malcolm Davis, một nhà phân tích cao cấp của Viện Chính sách chiến lược Úc tại Canberra cho biết: “Nếu Triều Tiên thực sự có ý muốn thiết lập lại hòa bình và cho phép những cuộc thanh tra được diễn ra, thì thỏa thuận đã thành công. Ngược lại, nếu phía ông Kim không muốn vậy - và khả năng cho điều này là rất cao - thì hội nghị sẽ thất bại."
Năm ngoái, ông Trump đã gây áp lực cho Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cắt giảm hầu hết xuất khẩu của Triều Tiên và hạn chế nhập khẩu nhiên liệu để ngăn ông Kim theo đuổi việc phát triển vũ khí hạt nhân nhằm tấn công Hoa Kỳ. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã ghi nhận các biện pháp trừng phạt với Triều Tiên.
Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít dấu hiệu cho thấy ông Kim Jong Un sẽ từ bỏ vũ khí hạt nhân mà không đổi lại bất kỳ điều kiện gì. Trong một cuộc họp với Tổng thống Trung Quốc Tập Cận Bình hồi đầu tháng này, ông Kim kêu gọi Hoa Kỳ và Triều Tiên xây dựng lòng tin thông qua "các biện pháp theo giai đoạn và đồng bộ", dẫn đến một cuộc hòa giải chính trị, và “cuối cùng là phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên."
Trong khi đó, ông Trump và các cố vấn của mình lại muốn thực hiện điều này càng nhanh càng tốt. Cố vấn John Bolton trích dẫn mô hình Libya, khi cựu Tổng thống Muammar Qaddafi tiến hành giải quyết số vũ khí hạt nhân của mình trong một khoảng thời gian tương đối ngắn.
Hôm Chủ nhật, ông Bolton nói với CNN rằng Tổng thống Trump muốn Triều Tiên loại bỏ “tất cả các khía cạnh của chương trình hạt nhân của họ”, bao gồm tên lửa đạn đạo, cũng như vũ khí hóa học và sinh học của nước này.
“Một chương trình hạt nhân đầy tham vọng,” Bolton nói. “Và đó là lý do tại sao chúng ta phải kiểm tra liệu Triều Tiên có thực sự quyết định từ bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt của mình không.”
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã gặp ông Kim trong hai chuyến đi đến Bình Nhưỡng trong những tháng gần đây. Ông cho biết Hoa Kỳ sẽ không cung cấp cho Bắc Hàn điều họ muốn – giải phóng lệnh trừng phạt - mà không có gì làm bằng chứng cho việc phi hạt nhân hóa.
Theo Van Jackson, một giảng viên cấp cao tại Đại học Victoria, Wellington và đang viết một cuốn sách về Triều Tiên, việc Triều Tiên phi hạt nhân hóa “hoàn toàn khác biệt” với việc loại bỏ tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Dường như ông Kim đã thành công trong việc thay đổi câu chuyện về chương trình hạt nhân của mình. Động thái ưu tiên tăng trưởng kinh tế đã chấm dứt mối đe dọa xảy ra chiến tranh, và hội nghị thượng đỉnh của ông với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đã dẫn đến cam kết hợp tác kinh tế giữa các quốc gia.
“Những gì Kim Jong Un đã thể hiện trong các hội nghị đã phần nào xóa bớt nỗi lo ngại, khiến cho nước Mỹ không có lý do gì để quay lại chính sách áp lực tối đa," Joseph DeThomas, cựu Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ, bộ phận Chống Phổ biến Vũ khí Hạt nhân, nhận định.
Lời bình luận về vấn đề Triều Tiên của ông Pompeo vào ngày Chủ nhật đã nâng cao triển vọng đầu tư vào quốc gia này của các nhà đầu tư Mỹ. Điều đó cũng khiến ông Trump khó lòng tiếp tục gây áp lực cho ông Kim trong bất kỳ cuộc đàm phán nào, theo Davis của Viện Chính sách chiến lược Úc.
"Người Mỹ có một vấn đề thực sự ở đây bởi vì họ đã đưa ra những kỳ vọng về hội nghị thượng đỉnh, và họ tiếp tục làm như vậy", ông nói. "Những gì họ nên làm là làm giảm kỳ vọng bằng cách nói 'chúng ta cần phải thận trọng với người Triều Tiên', thực sự không nên nóng vội, và đảm bảo rằng bất kỳ thỏa thuận nào lập ra cũng sẽ được xác minh đầy đủ."
(VNF) - Trung Quốc sẽ đưa vào hoạt động trung tâm đào tạo robot hình người đầu tiên vào tháng 7/2025 với mục tiêu thúc đẩy chia sẻ và khai thác dữ liệu quy mô lớn giữa các nhà phát triển robot.
(VNF) - Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tới Hà Nội hôm nay (14/4), bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đến Việt Nam. Ông Tập Cận Bình là Nhà Lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thăm Việt Nam nhiều nhất trong lịch sử.
(VNF) - Mỹ vừa tạm thời miễn thuế “có đi có lại” cho một loạt thiết bị điện tử. Tuy nhiên, đây không phải là sự nhượng bộ lâu dài. Mức thuế riêng, đang chờ được áp dụng trong vài tháng tới, cho thấy chiến lược “củ cà rốt và cây gậy” của Nhà Trắng vẫn đang vận hành mạnh mẽ với mục tiêu kéo chuỗi cung ứng công nghệ trở lại nước Mỹ.
(VNF) - Trung Quốc cho rằng việc Mỹ miễn thuế cho một số sản phẩm công nghệ chỉ là “bước nhỏ” trong nỗ lực sửa sai. Nước này kêu gọi Tổng thống Mỹ Donald Trump bãi bỏ hoàn toàn các mức thuế đối ứng, trong đó có mức thuế 145% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
(VNF) - Mặc dù sở hữu khối tài sản lên tới hơn 160 tỷ USD, tỷ phú Warren Buffett cho biết bản thân luôn dè sẻn trong các khoản chi tiêu, đặc biệt là đối với bất động sản.
(VNF) - Giám đốc điều hành Snapchat, ông Evan Spiegel thừa nhận rằng luôn cố tình làm cho nhân viên mới có ngày đầu tiên đi làm "thật đáng sợ". Mục đích của ông là để truyền tải thông điệp: Tại Snapchat, thất bại không chỉ được chấp nhận, mà còn là yếu tố cần thiết để xây dựng một văn hoá làm việc nhóm sáng tạo hơn.
(VNF) - Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn trừ điện thoại thông minh, máy tính và các thiết bị điện tử khác khỏi cái gọi là thuế quan "có đi có lại". Điều này khiến các “gã khổng lồ” công nghệ Mỹ tạm thời thoát khỏi đòn thuế 145% nặng nề và giữ vững chuỗi cung ứng sản xuất toàn cầu.
(VNF) - Tuần qua, trong bối cảnh thị trường chứng khoán biến động mạnh do tác động từ cuộc chiến thuế quan, giới đầu tư siêu giàu Mỹ chọn tích trữ tiền mặt và các phương án đầu tư ổn định hơn.
(VNF) - Việc ngừng nhận đơn đặt hàng Model S và Model X tại Trung Quốc không chỉ là một động thái kỹ thuật, mà còn cho thấy tỷ phú Elon Musk dường như đang vướng vào mê cung chính trị - thương mại ngày càng phức tạp, nơi ranh giới giữa chiến lược kinh doanh và địa chính trị trở nên mong manh hơn bao giờ hết.
(VNF) - Giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu loại ngũ cốc chính này.
(VNF) - Trung Quốc đã trả đũa lệnh áp thuế quan mới nhất của Tổng thống Mỹ Donald Trump bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa của Mỹ từ 84% lên 125%, Ủy ban Thuế vụ và Hải quan thuộc Quốc vụ viện (Chính phủ) Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố ngày 11/4.
(VNF) - Giá vàng vừa lập đỉnh lịch sử mới khi vượt mức 3.200 USD/ounce trong phiên giao dịch ngày 11/4. Sự suy yếu nhanh chóng của đồng USD, cùng với căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, đã khiến giới đầu tư ồ ạt tìm đến vàng như một tài sản trú ẩn an toàn.
(VNF) - Trong khi nhiều tỷ phú trên thế giới chứng kiến giá trị tài sản "bốc hơi" hàng tỷ USD vì các chính sách thuế quan mới từ Mỹ, thì tỷ phú người Mexico Carlos Slim lại là một ngoại lệ nổi bật. Không chỉ miễn nhiễm với các đòn trừng phạt kinh tế, ông còn ghi nhận mức tăng trưởng tài sản đáng kể, củng cố vị thế là một trong những người giàu nhất hành tinh.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã miễn cho Nga khỏi các mức thuế "có đi có lại" mà ông đã áp dụng đối với 180 quốc gia trong nỗ lực định hình lại thương mại toàn cầu. Nhưng điều đó không miễn cho Nga khỏi sự “tàn phá kinh tế” sau đó.
(VNF) - Trong diễn biến mới nhất của cuộc chiến pháp lý đang leo thang tại Mỹ, OpenAI đệ đơn kiện ngược tỷ phú Elon Musk tại tòa án liên bang California, cáo buộc vị tỷ phú này có hành vi cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp vào các mối quan hệ kinh doanh của công ty với nhà đầu tư và khách hàng.
(VNF) - Truyền thông Trung Quốc mới đây đưa tin liên doanh của Microsoft tại nước này sẽ ngừng hoạt động do biến động chính trị, kéo theo việc cắt giảm khoảng 2.000 nhân sự. Điều này dấy lên lo ngại về việc “rời đi” của các tập đoàn Mỹ trong thị trường.
(VNF) - Úc ngày 9/4 đã từ chối đề xuất của Trung Quốc về việc hợp tác chống lại thuế quan của Mỹ, thay vào đó họ khẳng định sẽ tiếp tục đa dạng hóa thương mại và giảm sự phụ thuộc vào Trung Quốc, đối tác thương mại lớn nhất của mình.
(VNF) - Trong những năm kể từ cuộc chiến thương mại đầu tiên của Tổng thống Mỹ Donald Trump với Trung Quốc, Bắc Kinh đã xây dựng một “kho vũ khí” thương mại để tấn công vào những nơi mà Mỹ dễ bị tổn thương nhất. Hiện tại, họ đang chuẩn bị triển khai chúng một cách toàn diện.
(VNF) - Sau khi Mỹ chính thức nâng thuế nhập khẩu lên 125% đối với hàng hóa từ Trung Quốc, Bắc Kinh không ngần ngại phát tín hiệu mạnh mẽ “đáp trả đến cùng”. Trong khi nhiều quốc gia chọn đàm phán để tránh leo thang căng thẳng, Trung Quốc lại chọn con đường đối đầu – không né tránh, không lùi bước.
(VNF) - Tổng thống Mỹ Donald Trump đã làm thị trường toàn cầu "choáng váng" sau khi tuyên bố ông sẽ cho phép tạm dừng trong 90 ngày các kế hoạch áp thuế quan qua lại đối với tất cả các quốc gia ngoại trừ Trung Quốc và nói với các phóng viên rằng ông làm như vậy vì mọi người đang "hoảng loạn" và "sợ hãi".
(VNF) - Tổng thống Trump bất ngờ áp thuế 125% với hàng Trung Quốc sau khi nước này công bố trả đũa mức thuế 84% lên hàng hóa Mỹ, đồng thời tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày và giảm xuống 10% với hơn 75 quốc gia đang đàm phán với Mỹ.
(VNF) - Trung Quốc sẽ đưa vào hoạt động trung tâm đào tạo robot hình người đầu tiên vào tháng 7/2025 với mục tiêu thúc đẩy chia sẻ và khai thác dữ liệu quy mô lớn giữa các nhà phát triển robot.