Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Thượng nghị sĩ John Kennedy của bang Louisiana vừa nói với các cố vấn của Facebook và Google rằng: "Quyền lực của các công ty như Facebook hay Google đôi khi khiến tôi run sợ. Vấn đề là, các công ty biết quá nhiều về chúng tôi, nhưng lại quá ít về chính mình".
Kennedy minh hoạ nỗi sợ của mình bằng hai câu hỏi. "Giả như CEO đến chỗ bạn và nói tôi muốn biết tất cả mọi thứ mà chúng ta có về Thượng nghị sĩ Graham ... Bạn có thể làm điều đó, phải không?". Mặt khác, Kennedy nói thêm: "Nhưng có phải bạn lại không hề biết gì về những nhà quảng cáo đang chủ động hướng đến bạn?".
Nghịch lý này dường như đã chỉ ra một vấn đề cơ bản mà Facebook và Google không thể tự giải quyết; các tổ chức này được thiết kế để thu thập số lượng lớn thông tin về mọi người Mỹ, nhưng chúng không được xây dựng để quản lý thông tin đó trên cơ sở lợi ích của các cá nhân hoặc cộng đồng nói chung.
Sẽ mất một thời gian để tìm ra cách đảm bảo Google, Facebook và các nhà độc quyền trên nền tảng số khổng lồ khác thực sự phục vụ lợi ích chính trị và thương mại của con người. Tuy vậy, tin vui là có một cách đơn giản phần nào có thể làm chậm quá trình trở nên tồi tệ của vấn đề này. Đó là không cho phép các nền tảng số chi phối thâu tóm các công ty khác.
Liệu Facebook, Google có rời Việt Nam vì quy định đặt máy chủ?
Theo Dự thảo Luật an ninh mạng, những ông lớn như Facebook, Google... phải có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu phải đặt tại Việt Nam
Thông tin ngay lập tức hâm nóng các diễn đàn mạng xã hội về khả năng Facebook, Google phải rời khỏi Việt Nam do quy định đặt máy chủ. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng vừa nêu ý kiến với Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội, cho rằng một số quy định trong Dự thảo Luật an ninh mạng chưa phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt Nam cũng như thông lệ quốc tế.
Nếu như rõ ràng là Facebook và Google không thể quản lý những gì họ kiểm soát, thì tại sao lại để cho các tập đoàn này sở hữu nhiều công ty khác? Các nhà hoạt động chống độc quyền của Mỹ có thể áp đặt một quy tắc như vậy ngay lập tức.
Một mặt, có thể thấy rõ ràng các công ty này đủ điều kiện cho quy định chống độc quyền. Ví dụ, Facebook chiếm đến 77% lưu lượng truy cập mạng xã hội di động ở Hoa Kỳ, với hơn một nửa số người Mỹ trưởng thành sử dụng Facebook mỗi ngày. Gần như toàn bộ chi phí quảng cáo trực tuyến đều thuộc về Facebook và Google, và cả hai công ty này chiếm đến hơn một nửa lưu lượng truy cập đến các trang web tin tức. Facebook hiện đã có khoảng 2 tỷ người dùng trên khắp thế giới.
Mặt khác, Bộ Tư pháp và Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) có đủ thẩm quyền theo luật hiện hành. Bản thân FTC đã góp phần gây nên vấn đề "giả mạo tin tức" bởi đã không sử dụng quyền hạn hiện có để ngăn chặn các vụ mua lại trước đây của các nền tảng này như Facebook mua lại WhatsApp và Instagram.
Nếu những công ty này được phép phát triển và cạnh tranh với Facebook, thì ngày hôm này quyền lực và sự kiểm soát đã không tập trung ở chỉ một công ty đó.
Một trong những câu chuyện được thêu dệt về các nền tảng công nghệ là việc những công ty này chính là những nhà sáng tạo đã tạo ra nhiều phương thức mới. Nhưng mọi thứ lại không thực sự là vậy. Họ dường như chỉ là những tập đoàn đang đi thâu tóm các công ty khác.
Larry Page và Sergey Brin của Google, trong một dự án được tài trợ bởi quỹ National Science, đã tạo ra một phương thức xếp hạng các trang web, từ đó xây dựng được một công cụ tìm kiếm vô cùng tuyệt vời. Sau đó, họ đã sử dụng số tiền kiếm được từ thành công ban đầu này để mua hầu hết các sản phẩm chủ chốt khác của Google, bao gồm YouTube, Android, Deep Mind, Waze và Doubleclick. Vào một thời điểm nào đó vài năm trước, thống kê cho thấy Google đã mua khoảng một công ty một tuần.
Các tập đoàn này đã có được những lợi thế lớn hơn bất kỳ đối thủ tiềm năng nào. Trong trường hợp của Facebook, những lợi thế này được cho là không công bằng.
Vào năm 2013, Facebook đã mua một công ty phân tích dữ liệu di động có tên "Onavo". Theo một bài báo gần đây trên tờ Wall Street Journal, Onavo cho phép Facebook theo dõi hành vi trực tuyến của người sử dụng Internet. Facebook, như vậy, đã có thể biết được những sản phẩm nào đang làm tốt và những tính năng nào trong các sản phẩm mà người dùng đặc biệt đánh giá cao. Sau đó Facebook có thể sử dụng thông tin này để nhắm đến các đối thủ cạnh tranh tiềm năng và nỗ lực mua lại những đối thủ này.
Lệnh cấm mua bán và sápnhập rõ ràng không thể giải quyết hoàn toàn vấn đề. Tuy nhiên, đây phần nào sẽcho người dùng thời gian để tìm ra giải pháp nhằm đảm bảo quyền lực của nhữngông lớn như Google hay Facebook không còn đe dọa đến quyền công dân và tự do chínhtrị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật.
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.