Đó là quan niệm của ông Bạch Ngọc Chiến, Phó chủ tịch Tập đoàn EQuest, khi chia sẻ về tầm nhìn và hướng đi của giáo dục trong thời đại ngày nay.
Phòng làm việc của ông Bạch Ngọc Chiến nằm dưới tầng hầm Trường liên cấp Newton (khu đô thị Goldmark City 136 Hồ Tùng Mậu, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Trong phòng chỉ có một bộ bàn ghế gỗ công nghiệp, một tủ tài liệu, hai chậu cây cảnh nhỏ, không có tranh ảnh, đồ trưng bày hay vật phẩm phong thủy. Ít ai nghĩ rằng phó chủ tịch tập đoàn EQuest lại có phòng làm việc giản dị như vậy. “Tôi đề cao sự đơn giản nhưng hiệu quả”, ông Chiến cắt nghĩa.
Ông Bạch Ngọc Chiến từng là một nhân vật đáng chú ý trong hệ thống công quyền. Sinh năm 1971, nguyên quán Hà Đông, ông tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà Nội, thạo tiếng Nga, tiếng Anh, lấy được bằng thạc sĩ chuyên ngành ngoại giao – thương mại của Úc và thạc sĩ quản trị kinh doanh của Mỹ, từng kinh qua các vị trí ở Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ, Đài truyền hình Việt Nam. Đặc biệt, ông là một trong 44 cán bộ được Ban Chấp hành Trung ương Đảng luân chuyển công tác vào năm 2014, làm tới phó chủ tịch UBND tỉnh Nam Định rồi chuyển sang làm ủy viên Đảng đoàn Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Tuy nhiên, tháng 6/2020, ông bất ngờ rời cơ quan nhà nước và sau đó đầu quân cho EQuest, một trong những tập đoàn giáo dục tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Đã 1,5 năm kể từ ngày “cởi áo quan”, ông nhận thấy sự thay đổi lớn nhất của mình là gì?
Đó là tôi đã hòa nhập và làm được việc ở môi trường tư nhân. Tôi nghĩ ở môi trường nào, người ta cũng cần những người làm việc chăm chỉ và sáng tạo. Tôi tự nhận thấy mình đã làm việc chăm chỉ và không ngại học hỏi thêm.
Về công việc cụ thể, hiện tại, tôi làm phó chủ tịch tập đoàn giáo dục EQuest kiêm phó tổng giám đốc iSMART Education – một thành viên của EQuest chuyên về công nghệ giáo dục đồng thời là giám đốc chi nhánh iSMART Education tại Hà Nội. Vai trò của một giám đốc chi nhánh rất khác với các công việc trước đây vì bây giờ tôi phải đưa ra quyết định kinh doanh, tính toán lãi lỗ, cân bằng thu chi... Thời gian trước, tuy đã từng đảm nhiệm những vị trí cấp cao trong khu vực nhà nước, song việc điều hành chỉ mang tính khái quát, vì thế không trực tiếp quản lý, điều phối, giám sát ngân sách và nguồn lực như đang làm tại công ty tư nhân. Đây thực sự là những trải nghiệm mới mẻ và đầy thách thức.
Về học tập, cuối tháng 7 vừa qua tôi đã hoàn thành chương trình học MBA (quản trị kinh doanh) kéo dài 2 năm của Đại học Hawaii dành cho các lãnh đạo doanh nghiệp. Thời gian làm việc tại Đài truyền hình Việt Nam, tôi quản lý kênh VTV4, cũng có điều kiện hiểu về quản trị, nhân sự, tài chính kế toán. Song phải đến lúc học MBA, tôi mới vỡ ra nhiều điều. Nhờ kinh nghiệm và kiến thức học từ chương trình MBA tôi mới tự tin nhận việc tại EQuest và iSMART.
Ông gặp nhiều khó khăn với công việc tại EQuest không?
Khi chuyển từ môi trường công sang môi trường tư, tôi càng cảm thông hơn với doanh nghiệp. Trước đây, làm trong nhà nước, tôi cũng nghe nhiều phàn nàn của doanh nghiệp về thủ tục hành chính, những khó khăn của họ trong quá trình làm việc, nhưng phải đến lúc chính mình làm doanh nhân, tôi mới thực sự thấm thía. Tất nhiên, việc gì cũng có giải pháp và dù khó khăn thế nào cũng phải luôn tuân thủ pháp luật.
Một điều khó nữa là EQuest đã trở thành một tập đoàn giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài và vì thế, phải tuân thủ không chỉ pháp luật Việt Nam mà còn cả luật pháp, thực tiễn và thông lệ quốc tế.
Một cái khó nữa là trong lĩnh vực công nghệ giáo dục, sự cạnh tranh rất khốc liệt cả về giá cả, giải pháp lẫn dịch vụ đi kèm. Dù đã lường trước, tôi vẫn bị bất ngờ và mất nhiều thời gian để thích ứng. Tất nhiên, tôi không sợ cạnh tranh trên thương trường. Người quản lý luôn phải đưa ra được giải pháp, dù là tối ưu hay tối thiểu. Tối ưu thì biến nguy thành cơ còn sai lầm thì phải trả giá đắt. Cuộc chơi của tư nhân rất sòng phẳng, mình sẽ biết hậu quả rất sớm. Ở EQuest, chúng tôi có OKRs (Objectives and Key Results – mục tiêu và các kết quả then chốt), đánh giá 6 tháng một lần, nếu không hiệu quả, chắc chắn là tạm biệt nhau, người ta cũng không nể “hồ sơ” của tôi đâu.
iSMART được xem là công ty cốt lõi của EQuest, ông đã tham gia điều hành công ty này như thế nào?
Sản phẩm của iSMART là bài giảng số tiếng Anh, được dạy qua môn toán và môn khoa học, đặc biệt chú trọng cho cấp tiểu học. Bài giảng số này cài vào máy tính, giáo viên chỉ cần tuân thủ quy trình là dạy được. Học sinh cũng có thể học lại bài trên internet, bài giảng có đủ video, audio, câu đố, trò chơi... Có thể nói bài giảng số này giúp giảm gánh nặng cho giáo viên và tạo hứng thú cho học sinh. Chúng tôi đã hợp tác với các trường và đào tạo giáo viên tại chỗ để dạy chương trình. Nếu trường không có giáo viên, chúng tôi mới sử dụng giáo viên của công ty. Hiện tại, toàn miền Bắc có khoảng hơn 45.000 học sinh của gần 200 trường đã đăng ký theo học chương trình này.
Công việc quan trọng nhất của tôi là mở rộng thị trường, nói nôm na là bán hàng, tức giới thiệu bài giảng tới người sử dụng. Đối tượng hướng tới của tôi không chỉ là các em học sinh mà còn là các nhà quản lý giáo dục cấp phòng, sở và các nhà trường. Hiện, chúng tôi đã có mặt tại 17 tỉnh, thành phố và đang tiếp tục mở rộng. Lập kế hoạch phát triển dài hạn, hoàn thiện mô hình kinh doanh, xây dựng chiến lược sản phẩm và dịch vụ là các việc lớn khác. Quản trị nhân sự cũng là công việc thường xuyên phải quan tâm. Càng làm việc lâu tôi càng thấy, với người lao động, tiền không phải là động lực lớn nhất. Cái họ cần là môi trường làm việc lành mạnh, được tin cậy, được chia sẻ các giá trị cao quý, được tưởng thưởng đúng năng lực và được đào tạo để phát triển. Ở EQuest, mọi nhân viên đi học đều được hỗ trợ một phần học phí, tùy thâm niên và vị trí mà được hưởng các mức hỗ trợ khác nhau.
Nhìn chung, cách điều hành luôn hướng tới tăng thu, giảm chi. Nhưng quan điểm của tôi là không bán hàng và kiếm lợi nhuận bằng mọi giá, mà phải bảo vệ nhân viên của mình. Đôi khi, kiếm hợp đồng rất vất vả, nhân viên có thể chấp nhận làm những việc không được phép, lúc đó tôi phải có biện pháp can thiệp hoặc bảo vệ nhân viên trước áp lực từ phía khách hàng.
Ông từng là quan chức, giờ làm cho tư nhân. Quan niệm về giáo dục của ông khi là quan chức và bây giờ có gì khác nhau?
Quan niệm của tôi về giáo dục vẫn không thay đổi, đó là giáo dục là chìa khoá cho việc phát triển đất nước. Tranh luận về giáo dục và cải cách giáo dục thì rất nhiều, tôi chỉ nghĩ đơn giản là học sinh Việt Nam có thể thành công nếu tập trung học 3 thứ: tiếng Anh, STEM và Vovinam.
Sự cần thiết của Tiếng Anh là hiển nhiên rồi. Người có các kỹ năng tiếng Anh tốt sẽ không sợ bị lạc trên thế giới và thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay. STEM là con đường tiến tới sáng tạo, là một cuộc cách mạng lớn bắt đầu từ trẻ em mà các nước phát triển rất chú trọng. STEM cần trở thành quốc sách giáo dục và được thực hiện một cách mãnh liệt, kiên trì để tạo động lực và nguồn lực cho sự phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam. Hiện nay, các sáng kiến, phát minh trong khoa học công nghệ được thương mại hoá rất nhanh và đem lại lợi ích rất lớn cho nhà phát minh sáng chế và cộng đồng. Ví dụ doanh thu từ trò chơi Flappy Bird còn cao hơn thu ngân sách cả năm của một huyện ngoại thành Hà Nội.
Còn tại sao chọn Vovinam, đó là bởi rèn luyện trí lực luôn phải đi cùng rèn luyện thể lực. Người tập võ thuật sẽ rèn luyện được tính kỷ luật và tinh thần nghĩa hiệp. Tập môn võ nào cũng tốt, nhưng tôi khích lệ học Vovinam không chỉ vì tôi là Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Võ Đạo thành phố Hà Nội mà còn vì Vovinam là môn võ chú trọng đến khích lệ tinh thần tự tôn, tự hào dân tộc. Hiện tại Vovinam được tập luyện ở trên 70 nước trên thế giới.
Tôi khẳng định, dù có làm gì, quan điểm về giáo dục của tôi vẫn không thay đổi, rằng tiếng Anh và STEM là con đường giúp đất nước thoát khỏi tình trạng lệ thuộc nước ngoài về kinh tế. Tôi cũng thấy rất rõ, người trẻ Việt Nam khi ở trong môi trường tốt sẽ có được thành tựu. Điều đó cho thấy người Việt Nam đã có sẵn tố chất tốt, chỉ có các chương trình đào tạo có giúp họ phát huy được các tiềm năng sẵn có hay không.
Quan niệm đưa đến giải pháp. Ông đã hiện thực hóa quan niệm của mình ở EQuest như thế nào?
Những nhà sáng lập của Tập đoàn Giáo dục EQuest thật sự là những tài năng. Họ có triết lý giáo dục độc đáo, tầm nhìn và mô hình đào tạo phù hợp, nhờ đó tập đoàn phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ. Tôi là người mới, chưa có đóng góp gì đáng kể ngoài một vài sáng kiến về tiếp cận thị trường về sản phẩm mới là các chương trình dạy trực tuyến để ứng phó với tình hình dịch bệnh.
Tầm nhìn của EQuest về việc đầu tư vào giáo dục là gì?
EQuest là tổ chức giáo dục rất lớn, đầy đủ các mảng: phổ thông, cao đẳng, đại học, dạy tiếng Anh, dạy nghề. Ở mảng phổ thông, chúng tôi có các trường như Newton, Alpha, Thực nghiệm Victory... Chúng tôi có hướng hợp tác với các công ty bất động sản để mở trường tại các dự án khu đô thị mới. Khá nhiều đối tác rất hào hứng với chúng tôi vì nếu hợp tác với EQuest, họ sẽ có ngay mô hình trường học phù hợp lẫn công ty vận hành thay vì phải loay hoay tự mở trường.
Ở mảng cao đẳng – đại học, chúng tôi có Đại học Phú Xuân tại Huế, Cao đẳng Việt Mỹ tại TP. HCM, Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Hà Nội tại Hà Nội... Đây là khối đào tạo có triển vọng lớn. Chiến lược của EQuest là đào tạo các ngành nghề đang phổ biến trong xã hội, có sự kết nối trực tiếp với doanh nghiệp, gần như đào tạo theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp. Sinh viên được học tập và thực hành tại doanh nghiệp ngay từ năm học đầu tiên.
Ở mảng công nghệ giáo dục, EQuest cung cấp bài giảng số, các giải pháp về quản lý, chuyển đổi số cho ngành giáo dục, gồm cả công cụ quản lý trường học, quản lý lớp học, quản lý học liệu, phần mềm khảo thí. Về mặt công nghệ, chúng tôi có thể tổ chức thi trực tuyến cho hàng trăm nghìn học sinh cùng một lúc. Đây là ưu điểm nổi trội trong điều kiện học trực tuyến nên được các sở Giáo dục và các trường đón nhận và triển khai rộng rãi. Tôi rất thích công nghệ giáo dục, đó là giải pháp cơ bản và hiệu quả. Tất nhiên, nó cũng giúp chúng tôi có doanh thu tốt.
Ông nhìn nhận thế nào về các mô hình giáo dục của thị trường hiện nay?
Phân khúc phổ thông được đầu tư nhiều nhất hiện nay. Nhà đầu tư bỏ vốn, xây trường, thuê giáo viên, lấy chương trình về dạy, đạt đến ngưỡng nào đó thì có lãi. Đây là cách đơn giản nhất nhưng không hề dễ dàng. Một số đơn vị khác thì không đầu tư mà đi thuê cơ sở vật chất để tiết kiệm chi phí. Chẳng hạn như ngôi trường liên cấp Newton ở khu đô thị Goldmark City này là chúng tôi thuê lại của công ty bất động sản. Chúng tôi đem mô hình của mình vào đây để giảng dạy thôi.
Nói về mô hình, mỗi trường lựa chọn một kiểu, chẳng hạn như trong hệ thống của EQuest, trường Newton chú trọng Toán và tiếng Anh, đầu tư cho kĩ năng lãnh đạo quản lý; trường Thực nghiệm Victory lại dạy nhiều về nghệ thuật, khoa học xã hội, kích thích tư duy trừu tượng; trường Alpha lại ưu tiên rèn luyện thể lực. Tôi có người bạn còn mở trường cho học sinh cá biệt, toàn người không thích học sách vở nhưng lại có thế mạnh về thể chất, nên chương trình học là các môn võ, thể dục, thể thao…
Một hướng nữa là đầu tư vào các sản phẩm công nghệ giáo dục. Càng ngày càng có nhiều sản phẩm công nghệ giáo dục vì ai cũng nhận thấy được quy mô thị trường và khả năng sinh lời lớn nếu sản phẩm đó phù hợp với nhu cầu và được thị trường đón nhận.
Có một vấn đề trong đầu tư vào giáo dục đó là dường như có mâu thuẫn giữa sứ mệnh đào tạo con người và kinh doanh thu lợi nhuận. Ông nghĩ sao về mối quan hệ này?
Tôi nghĩ đối với cơ sở giáo dục công lập hưởng ngân sách nhà nước thì điều này đúng. Nhưng đối với một công ty giáo dục tư nhân thì đào tạo con người là một dịch vụ mà họ muốn cung cấp để đổi lấy một mức phí cao hơn các chi phí đầu vào. Sự chênh lệch giữa chi phí và doanh thu, tức lợi nhuận, là cần thiết để công ty đó có thể tồn tại và phát triển để cung cấp dịch vụ tốt hơn. Đối với người học, họ sẵn lòng trả tiền để thu về kiến thức và kỹ năng mà họ cần. Đây là một thoả thuận dân sự bình thường.
Thông thường các trường tư nhân phải chịu lỗ nhiều năm trước khi đạt hòa vốn hoặc có lãi.
Nhưng dù là công hay tư thì việc cân đối thu chi là rất cần thiết vì nó liên quan đến chuyện sống còn của doanh nghiệp. Không thể thực hiện sứ mệnh nếu không tồn tại, mà muốn tồn tại thì phải có lợi nhuận. Vấn đề là sử dụng lợi nhuận như thế nào. Nếu lợi nhuận được chia cho cổ đông thì đó là công ty giáo dục vì lợi nhuận. Nếu lợi nhuận được tái đầu tư vào cơ sở vật chất và chương trình học thì đó là công ty phi lợi nhuận. Tôi nghĩ chúng ta cũng đang đi trên con đường đó và về lâu dài cũng sẽ tới cái đích cuối cùng đó.
Ái Tử Châu -
19/11/2021
Xin mời bấm link để đọc các bài viết trong chùm bài
(VNF) - Sau hơn hai năm thi công, dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua địa bàn Hà Tĩnh dần hoàn thiện. Các Ban dự án và đơn vị thi công đang tập trung nhân lực, phương tiện, đẩy nhanh tiến độ thi công để kịp đưa vào khai thác dự kiến vào dịp 30/4/2025.
(VNF) - Kể từ khi chính thức ra mắt tại Việt Nam vào năm 2013, Starbucks đã không chỉ mang đến trải nghiệm cà phê cao cấp mà còn từng bước khẳng định vai trò là một thương hiệu toàn cầu với trách nhiệm xã hội sâu sắc. Trải qua một thập kỷ, Starbucks Vietnam đã chứng minh cam kết lâu dài với thị trường Việt Nam thông qua các hoạt động cộng đồng, chương trình bảo vệ môi trường, và chiến lược phát triển bền vững.
(VNF) - Năm 2024, ngành giao thông vận tải ghi dấu nhiều sự kiện quan trọng, trong đó đáng chú ý là việc Quốc hội thông qua chủ đương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, hoàn thành nhiều tuyến đường bộ cao tốc, Hà Nội và TP.HCM vận hành 2 tuyến Metro hiện đại
(VNF) - Trong năm 2024, ngành ngân hàng ghi nhận nhiều hoạt động nổi bật, trong đó phải kể đến những thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá... cũng như những tín hiệu tích cực từ việc chuyển giao các ngân hàng 0 đồng.
(VEF) - Người dân còn hoài nghi, e ngại với bảo hiểm vì nhiều lý do khác nhau nhưng chắc chắn không “quay lưng”, bởi những lợi ích lâu dài mà bảo hiểm nhân thọ mang lại cho người tham gia nói riêng, cho an sinh xã hội nói chung
(VNF) - Được ca ngợi là “người hùng” khi đưa Haxaco thoát khỏi bờ vực phá sản và trở thành nhà phân phối Mercedes-Benz hàng đầu Việt Nam, nhưng với doanh nhân Đỗ Tiến Dũng, đó là điều ông chưa từng mong đợi. Giống như câu chuyện cười ông thường kể, tất cả chỉ vì bất đắc dĩ: bị đẩy vào thế khó và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc tiến lên.
(VNF) - Xây dựng được bản sắc văn hoá của doanh nghiệp không phải là điều dễ dàng. Thế nhưng, Tân Hiệp Phát đã làm được điều này và tạo dựng được nét riêng trong văn hoá doanh nghiệp bằng chính tinh thần "phụng sự xã hội" được nuôi dưỡng xuyên suốt 30 năm hình thành và phát triển.
(VNF) - Hiểu rằng việc gắn liền mục tiêu kinh doanh với kiến tạo giá trị bền vững cho cộng đồng là một bài toán khó, thế nhưng các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát, trong đó có Tân Hiệp Phát đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp nâng cao năng lực sản xuất xanh.
ROX Group (tiền thân là TNG Holdings Vietnam) đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ
để mang đến cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi thụ hưởng các sản phẩm – dịch vụ trong
hệ sinh thái thuận ích của Tập đoàn.
(VNF) - Khu công nghiệp Hòa Tâm là khu công nghiệp đa ngành, đầu tư các loại hình công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp gắn với việc phát huy lợi thế cảng biển, tập trung thu hút các ngành lọc hóa dầu, luyện kim, năng lượng.
(VNF) - Xuyên suốt quá trình gần 30 năm phát triển, hoạt động đồng hành với những hoàn cảnh khó khăn, phát huy nghĩa cử “tương thân, tương ái", “lá lành đùm lá rách" luôn được Công ty Tân Hiệp Phát chú trọng.