Học thuật

Tiêu chuẩn Condorcet là gì? Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống một người thắng

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu Tiêu chuẩn Condorcet (Condorcet Criterion) là gì? Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống một người thắng.

Tiêu chuẩn Condorcet là gì? Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống một người thắng

Tiêu chuẩn Condorcet (Condorcet Criterion) là hệ thống lựa chọn tập thể trong đó phương án được chọn là phương án đánh bại tất cả các phương án khác trong một loạt các cuộc thi đối kháng từng cặp, sử dụng quy tắc đa số.

Tiêu chuẩn Condorcet (Condorcet Criterion) là hệ thống lựa chọn tập thể trong đó phương án được chọn là phương án đánh bại tất cả các phương án khác trong một loạt các cuộc thi đối kháng từng cặp, sử dụng quy tắc đa số. Phương pháp này được gọi theo tên của hầu tước vùng Condorcet, người đã trình bày nó vào năm 1875. Phương pháp Condorcet được coi là phản ánh quan điểm cử tri chính xác hơn quy tắc đa số. Tuy nhiên, cũng giống như quy tắc đa số, nó có thể thất bại trong việc chọn ra phương án thắng cuộc thực sự. Chẳng hạn,hãy quan sát một cộng đồng gồm 3 cá nhân (cử tri A, B, C) có sở thích cá nhân được biểu thị bằng phương án X,Y,Z dưới đây:Bảng trên cho thấy X đánh bại Y nhưng không đánh bại được Z, Y đánh bại được Z nhưng không đánh bại được X và Z đánh bại được X nhưng không đánh bại được Y. Như vậy, không có phương án nào thắng cuộc trong phương pháp lựa chọn Condorcet.

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Tiêu chuẩn đánh giá hệ thống một người thắng

Khó có hệ thống đầu phiếu nào thỏa mãn mọi tiêu chuẩn đó. Nhà kinh tế học Kenneth Arrow đã chứng minh "định lý sự bất khả Arrow" (Arrow's impossibility theorem) rằng các đặc điểm tốt của các hệ thống đầu phiếu lại trái ngược nhau. Chính vì lý do này, những người tiến hành bầu cử phải quyết định tiêu chuẩn nào là quan trọng nhất cho các
cuộc bầu cử của mình.

* Tiêu chuẩn đa số (Majority criterion) — Có tồn tại bộ phận đa số xếp hạng hay đánh giá một ứng viên nào đó luôn luôn cao hơn các ứng viên khác trong cuộc bầu cử không?

* Tiêu chuẩn tính đơn điệu (Monotonicity criterion) — Có thể làm cho một ứng viên thắng cử thành bại và biến ứng viên bại thành thắng được hay không?

* Tiêu chuẩn kiên định (Consistency criterion) — Nếu một khu vực bầu cử được chia làm hai và một ứng viên nào đó đều thắng ở cả hai hạt đó thì người ấy có thắng chung cuộc hay không?

* Tiêu chuẩn sự tham gia (Participation criterion) — Có phải đi bầu thành thật thì luôn tốt hơn không bầu không?

* Tiêu chuẩn Condorcet hay còn gọi là tiêu chuẩn gà chọi (Condorcet criterion) — Nếu một ứng viên đánh bại từng đối thủ một theo phương pháp Condorcet (đại thể là từng đôi một), thì ứng viên đó có luôn thắng không?

* Tiêu chuẩn chiến bại Condorcet (Condorcet loser criterion) — Nếu một ứng nào đó thua trong tất các ứng viên khác trong cuộc so từng đôi một thì ứng viên đó có luôn thua không?

* Tính độc lập của việc thay thế không liên quan (Independence of irrelevant alternatives) — Kết quả có được giữ nguyên sau khi thêm hay bớt các ứng viên không
thắng cử hay không?

* Tính độc lập của cùng ứng viên (Strategic nomination, independence of clone candidates) — Kết quả có giống nhau nếu thêm vào chính những ứng viên đã có trong danh sách?

* Tính đối xứng ngược (Reversal symmetry) — Nếu toàn bộ cử tri đảo ngược lựa chọn của mình thì ứng viên thắng lúc đầu có thua không?

Tin mới lên