Tìm hiểu về ma trận sản phẩm - thị trường

Minh Anh - 30/07/2018 22:10 (GMT+7)

(VNF) - Cùng VietnamFinance tìm hiểu ma trận sản phẩm - thị trường (product - market matrix) là gì và các ứng dụng của nó.

VNF
Ma trận sản phẩm - thị trường dùng để phân tích quy mô thay đổi trong chiến lược sản phẩm - thị trường của một doanh nghiệp.

Ma trận sản phẩm - thị trường là gì?

Ma trận sản phẩm - thị trường (product - market matrix) hay còn gọi là ma trận Ansoff là ma trận dùng để phân tích quy mô thay đổi trong chiến lược sản phẩm - thị trường của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp tìm cách đạt được lợi nhuận và sự tăng trưởng trong điều kiện thị trường thay đổi có thể vận dụng 4 chiến lược chủ yếu:

Market Penetration: Thâm nhập sâu hơn vào thị trường hiện có bằng sản phẩm hiện có, qua đó làm tăng thị phần của mình.

Market Development: Phát triển thị trường mới cho sản phẩm hiện có bằng cách phát huy những thế mạnh về sản xuất của doanh nghiệp.

Product DevelopmentPhát triển sản phẩm mới cho thị trường hiện có bằng cách khai thác các thế mạnh về marketing của doanh nghiệp.

Diversification: Phát triển sản phẩm mới cho các thị trường mới, nghĩa là đa dạng hóa hoạt động kinh doanh cả về mặt sản phẩm và thị trường.

Chiến lược thứ tư thường gắn với mức độ mạo hiểm hay rủi ro cao vì nó cho phép doanh nghiệp tận dụng năng lực sản xuất và marketing hiện có ở mức thấp nhất.

Ứng dụng của ma trận vào thực tế

Các doanh nghiệp sử dụng ma trận này cho chiến lược thâm nhập thị trường có thể xác định chiến lược tốt nhất để tăng doanh thu về cho mình. Ma trận có thể giúp marketer quyết định cách thực hiện điều này bằng cách trình bày rõ ràng các tùy chọn của bạn, chia nhỏ chúng thành bốn chiến lược. Việc xác định cái nào trong số này là tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố. Trong đó, bao gồm các nguồn lực sẵn có, cơ sở hạ tầng, vị trí thị trường, vị trí và ngân sách.

Ý tưởng xem ma trận theo cách này là để chứng minh rằng mỗi khi doanh nghiệp chuyển sang một góc phần tư chiến lược tiếp thị mới, rủi ro sẽ tăng lên. Tất nhiên, nếu được quản lý đúng cách, quá trình chuyển đổi có thể gặt hái những phần thưởng đáng kể cho doanh nghiệp. Một lần nữa, một nhà tư vấn tiếp thị chiến lược tốt sẽ có thể nghiên cứu và xác định các rủi ro, xác định xem chúng có đáng giá hay không, phát triển các dự phòng và giúp quản lý quá trình chuyển đổi.

Ví dụ về chiến lược

Coca-cola có một đối thủ rất quen thuộc là Pepsi, ở từng giai đoạn hai hãng này luôn tạo ra những sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Những năm 80 của thế kỷ trước đánh dấu sự đổi mới của Coca khi hãng đã lần đầu bước sang góc dưới của bên trái của biểu đồ phân tích ma trận Ansoff (Phát triển sản phẩm). Hãng đã tung ra dòng Coca-cola có pha thêm mùi vị như: Cherry, Chanh, Vani… Điều này giúp Coca thu về lợi nhuận vô cùng cao vào thời điểm đó.

Tiếp đó vào năm 2005, Coke Zero là sản phẩm ra đời chứng kiến cho chiến lược mở rộng thị trường dựa trên sản phẩm sẵn có là Diet Coke. Diet Coke đã ra đời vào những năm trước đó, thế nhưng sản phẩm này lại nhắm đến đối tượng là phụ nữ và không thích uống quá nhiều đường. Tuy nhiên chính sự thay đổi nhỏ trong cách thiết kế vỏ lon màu đen khỏe khoắn, cùng chiến dịch marketing tương phản đen trắng (nam/nữ) đã thu hút đối tượng khách hàng là nam giới rất nhiều. Điều này được coi là bước đi thành công nhất trong lịch sử của Coca-cola.

Gần đây nhất vào năm 2007, Coca-cola đã chính thức bước sang chiến lược cuối cùng trong ma trận Ansoff đó chính là Đa dạng hóa. Khi nhận thức của khách hàng về sức khỏe ngày càng gia tăng và sự ưa chuộng đối với đồ uống carbonate ngày càng giảm, Coca-Cola đã táo bạo mua lại Glaceu nhằm tiến thân vào thị trường đồ uống “lành mạnh”. Chưa dừng lại ở đó, nhằm lợi dụng và tăng độ phủ của thương hiệu trên thị trường, Coca-Cola còn tiến hành đầu tư sản xuất một loạt các vật phẩm không có sự liên quan rõ rệt tới sản phẩm truyền thống như: Bút, kính, áo phông và thậm chí là tủ lạnh. 

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)

Cùng chuyên mục
Tin khác