Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Theo phán quyết, tất cả các tài liệu và tài sản bị tịch thu trong cuộc điều tra hình sự chống lại ông Usmanov vào năm ngoái phải được trả lại cho doanh nhân này.
Phán quyết này tuân theo quyết định của tòa án ngày 12/5 rằng một loạt cuộc khám xét của Văn phòng Tổng công tố Đức đối với một số tài sản, được thực hiện như một phần của cuộc điều tra rửa tiền chống lại ông Usmanov, là bất hợp pháp và dựa trên “suy đoán không có căn cứ”.
Quyết định này liên quan đến tài sản bị thu giữ trong các cuộc khám xét quy mô lớn của cảnh sát Đức cách đây một năm tại một số biệt thự của tỷ phú Usmanov, trong đó có một dinh thự ở thị trấn nghỉ mát Rottach-Egern, một căn hộ và một du thuyền được cho là có liên quan đến doanh nhân này.
Đây là siêu du thuyền lớn nhất thế giới về tải trọng và có chiều dài hơn 156m. Được chế tạo vào năm 2016 và được được đặt tên theo tên mẹ của tỷ phú – Dilbar, du thuyền này có giá trị ước tính khoảng 594 triệu USD, theo Bloomberg Billionaires Index.
Du thuyền bị thu giữ khi đang trên đường đi sửa chữa tại Hamburge – thành phố ở miền Bắc nước Đức.
Cảnh sát Đức cho biết họ đã xác định được chủ sở hữu thật sự của siêu du thuyền này là bà Ulbakhor Ismailova, em gái của ông Usmanov. Bà Ismailova cũng nằm trong danh sách trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU).
Giới chức EU cho biết ông Usmanov đã "gián tiếp chuyển các tài sản", trong đó có siêu du thuyền Dilbar, cho em gái.
Bên cạnh đó, cảnh sát Đức đã thu giữ gần 90 báo cáo ngân hàng mô tả cái mà họ gọi là “các giao dịch đáng ngờ” của ông Usmanov, cũng như một số tác phẩm nghệ thuật được cho là có giá trị.
Cơ quan thực thi pháp luật Đức cáo buộc doanh nhân Nga sử dụng “mạng lưới các công ty và tập đoàn rộng khắp và phức tạp” của mình để che giấu nguồn gốc của một số giao dịch từ năm 2017 đến năm 2022.
Tuy nhiên, ông Usmanov khẳng định mình vô tội trước cáo buộc rửa tiền.
Các luật sư của Usmanov đã gọi việc truy tố ông Usmanov là "vô căn cứ" và "có động cơ chính trị" và lập luận rằng việc Văn phòng Tổng công tố giữ lại tài sản bị thu giữ trong các cuộc khám xét được coi là bất hợp pháp là một hành động có chủ ý.
Tới tháng 5, tòa án Frankfurt tuyên bố các cuộc đột kích của cảnh sát vào các tài sản này là bất hợp pháp.
Vào tháng 7, tòa án Frankfurt đã ra phán quyết rằng lệnh khám xét được ban hành vào tháng 1/2023 nhằm khám xét văn phòng luật Munich đại diện cho ông Usmanov ở Đức là trái pháp luật và ra lệnh hủy bỏ lệnh này.
Mới nhất, vào ngày 26/10, tòa án Frankfurt đã ra phán quyết rằng việc cơ quan thực thi pháp luật Đức giữ lại tài sản bị tịch thu là trái pháp luật và các tài sản này cần được trả lại cho chủ sở hữu.
Tỷ phú Alisher Usmanov sinh ra ở Uzbekistan là người giàu thứ 8 ở Nga với tài sản ròng trị giá 14,4 tỷ USD từ nhiều tài sản thuộc lĩnh vực kim loại, viễn thông và truyền thông.
Ông nắm giữ cổ phần lớn trong USM, một tập đoàn đầu tư của Nga có cổ phần tại Metalloinvest, một trong những nhà sản xuất quặng sắt lớn nhất thế giới, và công ty viễn thông MegaFon.
Vị tỷ phú 70 tuổi này được thêm vào danh sách trừng phạt của Anh, Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ ngay sau khi Moscow phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Kể từ tháng 2 năm ngoái, Bộ Tư pháp Mỹ cũng ra lệnh tịch thu nhiều du thuyền, máy bay, bất động sản và các loại tài sản có giá trị của các nhà tài phiệt Nga được cho là thân thiết với Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm lên án chiến dịch quân sự đặc biệt của Ukraine.
Xem thêm >> Từ cạn kiệt tới dư thừa khí đốt, EU phải trữ bớt sang Ukraine
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.