Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Theo ông Huyện, Tổng cục đã thành lập đoàn kiểm tra với công tác tổ chức thu phí và hoạt động của trạm Dầu Giây thuộc cao tốc TP. HCM -Long Thành-Dầu Giây. Tổng cục Đường bộ cũng đã đề nghị Cơ quan cảnh sát điều tra (C03-Bộ Công an) phối hợp.
“Việc kiểm tra được thực hiện do dư luận có nhiều ý kiến nghi ngờ về vấn đề thu phí sau vụ cướp 2,2 tỷ đồng tại trạm thu phí này ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Kỷ Hợi. Sau khi có kết quả kiểm tra, Tổng cục sẽ công bố công khai cho dư luận", Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam nhấn mạnh.
Trước đó, liên quan đến vụ cướp tiền ở trạm thu phí Dầu Giây thuộc đường cao tốc TP. HCM -Long Thành-Dầu Giây, phía Công ty Cổ phần dịch vụ kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam (VEC E) - đơn vị được giao quyền thu phí tuyến cao tốc này khẳng định số tiền bị cướp là tổng thu của nhiều ngày.
Trả lời về nhiều ý kiến cho rằng mức thu tại trạm thu phí Dầu Giây bị cướp 2,2 tỷ đồng là nguồn thu trong ca thứ 3 thu phí (một ca 8 giờ) của ngày 7/2 là quá lớn, ông Nguyễn Viết Tân, Giám đốc Công ty VEC E khẳng định số tiền bị cướp được thu từ nhiều ngày chứ không phải trong ca 3 của một ngày như một số thông tin phản ánh.
Đưa ra dẫn chứng, theo ông Tân, tổng số tiền trong két sắt trước thời điểm bị cướp là 3,23 tỷ đồng, bao gồm tiền doanh thu của 2 ca ngày 4/2, 3 ca ngày 5/2 và 3 ca ngày 6/2, tiền quỹ dự phòng tình huống khẩn cấp, tiền lẻ phục vụ 10 ngày Tết Nguyên đán (do ngân hàng không đổi tiền lẻ trong suốt dịp Tết); số tiền thực tế còn lại được kiểm đếm sau vụ cướp là 1,01 tỷ đồng.
Về vấn đề này, lãnh đạo Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) nhấn mạnh việc tổ chức thu phí, giám sát, hậu kiểm và giám sát hậu kiểm được thực hiện theo đúng quy định, báo cáo Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (về lưu lượng và doanh thu thu phí của các tuyến cao tốc).
VEC đã xây dựng các quy trình tổ chức thu phí, giám sát thu phí, hậu kiểm và đảm bảo minh bạch, công khai, quản lý chặt chẽ chống thất thoát tiền thu phí; giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức thu phí trên đường cao tốc cũng cho từng tuyến; thành lập bộ phận giám sát nội bộ, hậu kiểm công tác thu phí của đơn vị.
Đề cập đến quy trình thu phí, đại diện VEC cho biết thời gian làm việc của các nhân viên thu phí chia làm 3 ca/ngày đêm (ca 1 từ 6 giờ 30-11 giờ 30; ca 2 từ 11 giờ 30-18 giờ 30; ca 3 từ 18 giờ 30-6 giờ 30 sáng ngày hôm sau).
Đầu ca làm việc, nhân viên thu phí tiếp nhận vé, thẻ điện tử từ bộ phận kế toán vé thẻ và thực hiện thu phí tại trạm theo quy định. Cuối ca, nhân viên thu phí đối chiếu số liệu với nhân viên giám sát, hậu kiểm, thực hiện giao nộp số vé, thẻ còn thừa cho kế toán vé thẻ và thanh toán số tiền thu được trong ca làm việc cho thủ quỹ trạm.
“Nhân viên thu phí có trách nhiệm bảo quản tiền thu phí trong suốt ca làm việc, thanh toán và bàn giao cho thủ quỹ trạm theo đúng quy định. Thủ quỹ có trách nhiệm quản lý tiền thu phí trước khi bàn giao cho ngân hàng", phía VEC nhấn mạnh việc kiểm soát chặt chẽ tiền thu phí giữa các ca.
Hằng ngày và hằng tháng, các đơn vị được VEC giao thu phí trên các tuyến cao tốc đều có báo cáo về lưu lượng và doanh thu từng trạm thu phí gửi về VEC. Định kỳ hàng quý, VEC báo cáo Bộ Giao thông Vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam về lưu lượng và doanh thu thu phí của các tuyến cao tốc theo yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.