Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ukraine ngày 23/8 đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh “Nền tảng Crimea” tại thủ đô Kiev nhằm thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, gây sức ép lên Nga liên quan tới việc sáp nhập bán đảo Crimea hồi năm 2014.
Các quan chức hàng đầu của 46 quốc gia và tổ chức quốc tế đã tham gia sự kiện này, bao gồm Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU), Thổ Nhĩ Kỳ, 30 quốc gia thành viên NATO…
Trong bài phát biểu khai mạc, Tổng thống Ukraine Zelensky hứa sẽ “làm mọi thứ có thể để lấy lại Crimea, để Crimea cùng với Ukraine trở thành một phần của châu Âu”.
Ông Zelensky cũng nhấn mạnh rằng Kiev cần “hỗ trợ hiệu quả ở cấp độ quốc tế”.
Nhà lãnh đạo Ukraine cáo buộc Nga đã biến Crimea thành một “căn cứ quân sự” và “một chỗ đứng để Nga tăng cường ảnh hưởng của mình đối với khu vực Biển Đen”. Ông cho biết Moscow đã tăng gấp ba lần sự hiện diện quân sự của mình ở Crimea.
Cũng tại hội nghị, các quan chức hàng đầu của phương Tây đã phát đi các thông điệp ủng hộ Ukraine.
"Ukraine sẽ không bao giờ đơn độc trong vấn đề Crimea thuộc Ukraine", Chủ tịch Hội đồng EU Charles Michel nói.
"Thật không may, Nga tiếp tục nhân lên tác động tiêu cực. Việc tiếp tục quân sự hóa bán đảo Crimea ảnh hưởng nặng nề đến tình hình an ninh ở khu vực Biển Đen", ông Charles Michel nhấn mạnh thêm.
Volodymyr Fesenko, nhà phân tích chính trị Ukraine thuộc Trung tâm Penta, cho biết hội nghị thượng đỉnh “Nền tảng Crimea” được tổ chức nhằm mục đích đưa vấn đề Crimea trở thành tâm điểm toàn cầu.
“Việc chiếm đóng Crimea gây nghi ngờ về hiệu quả của toàn bộ hệ thống an ninh quốc tế. Nếu niềm tin không được khôi phục, không khu vực nào có thể chắc chắn rằng sẽ không trở thành nạn nhân tiếp theo của sự chiếm đóng”, ông Fesenko nhấn mạnh.
Ông Fesenko cho biết Ukraine muốn tạo áp lực khiến Nga lo lắng và đưa quân bài Crimea lên bàn đàm phán quốc tế.
Kết thúc hội nghị, những bên tham gia đã ký một tuyên bố chung, trong đó, Tổng thống Zelensky nêu rõ không công nhận việc Nga "sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimea" và có cam kết xem xét áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt chính trị và ngoại giao đối với Nga trong trường hợp có thêm hành động gây hấn”.
Crimea là một bán đảo lớn ở châu Âu, nằm ngay phía nam đất liền của Ukraine và phía tây miền Kuban của Nga. Crimea đã trở thành một chủ thể hành chính của Liên bang Nga sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16/3/2014 khi đại đa số cử tri Crimea đã bỏ phiếu tán thành ly khai khỏi Ukraine để sáp nhập vào Liên bang Nga. Ngày 18/3/2014, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký phê chuẩn thành luật Hiệp ước Sáp nhập Crimea, hoàn tất tiến trình hợp nhất vùng lãnh thổ này vào Liên bang Nga. Nga khẳng định việc sáp nhập Crimea tuân thủ luật pháp quốc tế và hiến chương Liên hợp quốc, dựa trên nguyện vọng của người dân Crimea, trong khi chính quyền Ukraine vẫn coi bán đảo Crimea là phần lãnh thổ nhưng tạm thời bị chiếm đóng. Các nước Liên minh châu Âu đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích kế hoạch của Nga sáp nhập bán đảo Crimea, đồng thời cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng ngoại giao nghiêm trọng nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh giữa Nga và phương Tây, kéo theo một loạt các lệnh trừng phạt dành nhằm vào Nga. Chính quyền Mỹ cũng đưa ra nhiều lệnh trừng phạt lên các cá nhân và thực thể Nga liên quan tới việc Moscow sáp nhập bán đảo Crimea. |
Xem thêm >> ‘Cuba nỗ lực cung ứng số lượng lớn vaccine Covid-19 cho Việt Nam từ nay tới cuối năm’
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.