TP. HCM: 5 nguyên tắc và 3 giai đoạn cho phục hồi kinh tế

Trần Lê - 11/09/2021 07:48 (GMT+7)

(VNF) - Chiều 10/9, UBND TP. HCM tổ chức Hội nghị tiếp thu ý kiến đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp, hoàn thiện dự thảo kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế trên địa bàn TP. HCM sau ngày 15/9/2021.

VNF
UBND TP. HCM tổ chức Hội nghị tiếp thu ý kiến đóng góp từ cộng đồng doanh nghiệp (ảnh: TTBC TP. HCM)

Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi nêu mục tiêu của thành phố phấn đấu đến 15/9 cơ bản kiểm soát dịch bệnh, nới lỏng và phục hồi kinh tế, đưa thành phố về trạng thái “bình thường mới”.

Quan điểm về việc nới lỏng phục hồi kinh tế tại TP. HCM dựa trên nguyên tắc an toàn, linh hoạt theo kết quả phòng chống dịch. Tiêu chí đánh giá an toàn dựa trên thẻ xanh, thẻ vàng căn cứ trên kết quả tiêm vắc xin. Cùng với đó, thành phố cũng thực hiện nguyên tắc 5K và quy định của Chính phủ về an toàn theo ngành, theo hoạt động.

5 quan điểm, nguyên tắc mở cửa nền kinh tế

Trình bày kế hoạch phòng chống Covid-19 và phục hồi kinh tế của TP. HCM, Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư Lê Thị Huỳnh Mai cho biết, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, TP. HCM đưa ra 5 quan điểm, nguyên tắc mở cửa nền kinh tế.

Thứ nhất, việc mở cửa phải bảo vệ tính mạng, sức khoẻ của người dân.

Thứ 2, thành phố kiên trì, quyết liệt phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo hài hoà với các hoạt động kinh tế trên tinh thần “Lợi ích hài hoà - Tự do chia sẻ”, “An toàn tới đâu thì mở cửa tới đó, mở cửa thì phải an toàn”.

Thứ 3, dịch luôn tồn tại, luôn có giải pháp thích nghi để sống khoẻ và sống an toàn.

Thứ 4, tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội phù hợp với tình hình kiểm soát dịch tại từng địa bàn/khu vực. Tuỳ tình hình từng địa bàn/khu vực mà mở cửa lại nền kinh tế tương ứng, sao cho đảm bảo tính linh hoạt, bám sát diễn biến thức tế tại từng thời điểm.

Thứ 5, đảm bảo an sinh xã hội, không để người dân thiếu ăn, thiếu mặc.

TP. HCM sẽ từng bước nới lỏng giãn cách xã hội, triển khai thí điểm Thẻ xanh Covid, Thẻ vàng Covid, thí điểm ưu tiên mở cửa một số lĩnh vực theo lộ trình tại quận 7, Củ Chi, Cần Giờ.

Thẻ Covid là công cụ thống nhất và chủ yếu để kiểm soát các đối tượng trong quá trình phục hồi kinh tế sau ngày 15/9/2021, cấp cho các cá nhân đủ các yêu cầu về y tế, dịch tễ. Thẻ gồm 2 loại: thẻ xanh Covid và thẻ vàng Covid. Trên thẻ có mã QR cấp từ hệ thống cơ sở dữ liệu của Sở Y tế.

3 giai đoạn phục hồi kinh tế

Về lộ trình mở cửa, phục hồi kinh tế, TP. HCM dự kiến thực hiện theo 3 giai đoạn.

Giai đoạn 1 (dự kiến từ 16/9/2021 - 31/10/2021), cá nhân, lao động có Thẻ xanh Covid có thể tham gia các hoạt động (trừ karaoke, vũ trường, quán bar, massage; dịch vụ ăn uống tại chỗ, hoạt động tại các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại). Cá nhân, lao động có Thẻ vàng Covid, có xét nghiệm âm tính với Covid-19 được tham gia một số lĩnh vực cụ thể.

Riêng tổ chức có 100% lao động có Thẻ xanh Covid được tham gia tất cả các lĩnh vực (trừ karaoke, vũ trường, quán bar, massage; dịch vụ ăn uống tại chỗ, hoạt động tại các khu vui chơi giải trí, thể dục thể thao, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại).

Tổ chức có 100% lao động có Thẻ xanh Covid tại bộ phận có tiếp xúc người ngoài, có lao động có Thẻ xanh Covid hoặc Thẻ vàng Covid tại các bộ phận còn lại được tham gia một số hoạt động.

Giai đoạn 2 (dự kiến từ 31/10/2021 đến 15/1/2022), TP. HCM sẽ mở rộng các hoạt động được phép cho đối tượng có Thẻ xanh Covid gồm: trung tâm thương mại; trung tâm tập luyện thể dục thể thao; hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời; dịch vụ ăn uống có quy mô nhỏ và đảm bảo giãn cách theo quy định (dưới 20 người).

Giai đoạn 3 (dự kiến sau 15/1/2022), TP. HCM lên kế hoạch mở cửa tất cả các hoạt động của nền kinh tế. Đối với hoạt động karaoke, vũ trường, quán bar, massage, bắt buộc người tham gia phải có Thẻ xanh Covid.

Ngoài các lộ trình dự kiến, thành phố cũng có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp gồm: hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ tổ chức sản xuất, kinh doanh, giảm chi phí và chăm lo đời sống người lao động; hỗ trợ mở rộng thị trường, hỗ trợ về thông tin, đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.

Liên quan đến vấn đề sẽ mở trở lại ngành nào trước, khu vực nào trước, theo Chủ tịch Phan Văn Mãi, qua các ý kiến cho thấy có sự đan xen với nhau. TP. HCM không tự đi một mình mà cần có sự phối hợp với các địa phương khác để giải quyết vấn đề một cách đồng bộ. Do đó, thành phố sẽ tiếp thu các ý kiến để có cơ sở đưa ra phương án đồng bộ nhất.

Từ đây đến 15/9, TP. HCM sẽ tiếp tục lắng nghe, tiếp thu các ý kiến của cộng đồng doanh nghiệp để có sự điều chỉnh trong các phương án, giải pháp theo tình hình thực tế.

Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.