Vùng đất từng được quy hoạch nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận hiện ra sao?
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.
Ngoài ra, UBND TP.HCM cũng chấp thuận chủ trương chuyển chủ đầu tư dự án bồi thường giải phóng mặt bằng phục vụ việc xây dựng hoàn thiện nút giao thông Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Hữu Thọ và cầu Rạch Đỉa giai đoạn 3 từ Công ty IPC qua Ban đền bù giải phóng mặt bằng quận 7, thuộc UBND quận 7.
Dự án nút giao thông Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Hữu Thọ sẽ được phân thành 2 giai đoạn để đầu tư xây dựng. Giai đoạn 1 sẽ xây dựng hầm chui Nguyễn Văn Linh kết hợp đèn tín hiệu và tổ chức giao thông đồng mức. Giai đoạn 2 đầu tư xây dựng các hạng mục còn lại theo đúng thiết kế hoàn chỉnh, kết hợp với mở rộng đường Nguyễn Hữu Thọ theo đúng quy hoạch.
Cụ thể, dự án hoàn chỉnh nút giao Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Hữu Thọ bao gồm các hạng mục xây đảo tròn trung tâm đường kính 60m và hai hầm chui cùng các nhánh trên đường Nguyễn Văn Linh với kinh phí gần 840 tỷ đồng; sau đó sẽ làm thêm hai cầu vượt, hai hầm chui với kinh phí khoảng 1.780 tỷ đồng. Như vậy, tổng kinh phí của cả dự án vào khoảng gần 2.620 tỷ đồng.
Trước kia, UBND TP. HCM giao Công ty IPC thỏa thuận với Công ty TNHH Phát triển Phú Mỹ Hưng để thỏa thuận phương án hợp tác đầu tư xây dựng nút giao thông Nguyễn Văn Linh-Nguyễn Hữu Thọ theo hình thức hợp đồng BT. Đổi lại, liên doanh này được thanh toán hoàn vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất tại khu đất 240ha thuộc xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè theo quy định.
IPC là doanh nghiệp nhà nước được UBND TP. HCM thành lập vào năm 1993. Lĩnh vực hoạt động của công ty này là xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án đầu tư hạ tầng và phát triển hạ tầng cho các khu chế xuất, khu công nghiệp và các cụm dân cư, khu đô thị mới tại TP. HCM và một số địa phương khác trong cả nước.
Công ty này cũng cung cấp các dịch vụ liên quan cho khu chế xuất, khu công nghiệp, kinh doanh vận tải biển và các dịch vụ liên quan đến vận tải biển như môi giới hàng hải, đại lý tàu biển, bốc dỡ hàng hoá, giao nhận hàng hóa, đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp khác.
Thời gian gần đây, IPC liên tục dính hàng loạt tai tiếng khiến Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong phải yêu cầu Thanh tra TP.vHCM chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP. HCM để làm rõ và xử lý 3 sự việc ở IPC.
Một là việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông chiến lược tại Công ty Cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco) và Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Hiệp Phước bị cho là có dấu hiệu sai phạm, không đảm bảo lợi ích cổ đông của doanh nghiệp, gây thiệt hại cho nhà nước.
Quá trình thẩm định giá của Công ty Cổ phần Chứng khoán TP. HCM, Công ty TNHH Thẩm định giá MHD bị xác định không đúng quy định, không phù hợp giá thị trường dẫn đến khả năng gây thiệt hại cho IPC và vốn nhà nước.
Hai là việc hợp tác với Công ty Hồng Lĩnh thực hiện dự án khu dân cư Long Hậu có dấu hiệu vi phạm pháp luật, không đảm bảo lợi ích của Công ty IPC.
Chánh Thanh tra TP. HCM cũng phải lập đoàn thanh tra để làm rõ các dấu hiệu sai phạm trong quá trình cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Sài Gòn thành Công ty Cổ phần Tiếp vận đông Sài Gòn (ESL); làm rõ việc quản lý và sử dụng vốn, việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của ESL từ khi thực hiện cổ phần hóa đến nay, việc thực hiện dự án Khu dân cư Thạnh Mỹ Lợi và các dự án khác do IPC làm chủ đầu tư.
Ba là thanh tra dự án khu tái định cư An Phú Tây do Công ty Cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn làm chủ đầu tư, gồm việc IPC góp vốn đầu tư dự án và việc chuyển nhượng sản phẩm được phân chia của Công ty IPC.
Ngoài ra, quá trình đầu tư xây dựng một số dự án của Công ty IPC và đơn vị thành viên trên địa bàn huyện Nhà Bè, việc góp vốn hình thành liên doanh và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty Cảng container Trung tâm Sài Gòn cũng cần được làm rõ.
Chính quyền tỉnh Ninh Thuận đầu tư xây dựng hạ tầng để người dân tại 2 vùng từng được quy hoạch Nhà điện hạt nhân khôi phục sản xuất, ổn định đời sống.