Trung Quốc 'xuất khẩu' giảm phát ra thế giới, châu Âu không thể ngồi yên

Thanh Tú - 20/03/2024 12:40 (GMT+7)

(VNF) - Căng thẳng thương mại giữa châu Âu và Bắc Kinh có nguy cơ leo thang do Trung Quốc ngày càng sản xuất được nhiều mặt hàng rẻ hơn trong các ngành chiến lược, theo ông Jens Eskelund, chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc.

“Châu Âu không thể chấp nhận rằng các ngành công nghiệp có tính chiến lược cấu thành cơ sở công nghiệp châu Âu đang bị định giá ngoài thị trường. Đó là lúc thương mại trở thành một vấn đề an ninh và tôi nghĩ điều đó có lẽ chưa được đánh giá đầy đủ ở Trung Quốc”, ông Eskelund cho hay.

Công nhân tại một nhà máy mô-đun quang điện ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc.

Chính quyền Trung Quốc đã thúc đẩy khả năng tự cung cấp công nghệ và giúp nền kinh tế thoát khỏi sự phụ thuộc vào bất động sản để tăng trưởng. Đầu tư và hỗ trợ tài chính của nhà nước cho sản xuất đã tăng lên, trong khi đó đối với bất động sản lại giảm xuống.

Sự chú trọng của Bắc Kinh vào sản xuất đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng dư thừa khi  Trung Quốc sản xuất nhiều hàng hóa hơn mức mà quốc gia này hoặc các quốc gia khác có thể hấp thụ. Điều đó có thể dẫn đến cuộc chiến giá cả.

Ông Eskelund cho biết cơ quan này đang nhận thấy “sự dư thừa công suất trên diện rộng”, cho dù là về hóa chất, kim loại hay xe điện.

“Tôi đã gặp rất ít công ty không phải đối mặt với vấn đề này", ông Eskelund cho biết thêm.

Ông Chetan Sehgal, giám đốc danh mục đầu tư của Templeton Emerging Markets Investment Trust, một quỹ đầu tư ở Anh, cho hay: “Trung Quốc sẽ xuất khẩu giảm phát sang phần còn lại của thế giới và bạn sẽ thấy nhiều nước đối mặt với thực tế là Trung Quốc đang dư thừa công suất”.

Rất ít nhà kinh tế kỳ vọng các nền kinh tế phát triển sẽ ghi nhận mức giảm giá cả tiêu dùng tương tự ở Trung Quốc.

Vị quan chức châu Âu cho biết cần phải có một cuộc trò chuyện thực chất giữa châu Âu và Trung Quốc về ý nghĩa của điều này, đồng thời lưu ý rằng cả hai bên cần tìm cách đảm bảo hầu hết các dòng chảy thương mại không bị gián đoạn.

Ông nói: “Tôi khó có thể tưởng tượng rằng châu Âu sẽ chỉ ngồi yên và lặng lẽ chứng kiến ​​quá trình phi công nghiệp hóa ngày càng nhanh, do nhu cầu nội địa thấp ở Trung Quốc khiến nhiều hàng hoá bị đẩy ra bên ngoài”.

Sản xuất chiếm gần 1/5 số việc làm ở EU đồng thời có đóng góp lớn nhất cho cái mà khối gọi là “giá trị gia tăng của nền kinh tế kinh doanh”, với tỷ trọng gần 1/4.

EU là đối tác thương mại khu vực lớn nhất của Trung Quốc cho đến khi Đông Nam Á vượt lên thời gian gần đây. Mỹ là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc xét trên cơ sở một quốc gia.

Giao dịch mất cân bằng

Theo báo cáo của công ty tư vấn China Macro Group và Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc, các hành động của Mỹ và phản ứng của Bắc Kinh đã khiến hoạt động ở Trung Quốc trở nên khó khăn hơn đối với các doanh nghiệp châu Âu.

Căng thẳng thương mại giữa châu Âu và Bắc Kinh có nguy cơ leo thang do khả năng sản xuất rẻ hơn trong các ngành chiến lược của Trung Quốc ngày càng tăng.

Mặc dù không trực tiếp nằm trong tâm điểm căng thẳng Mỹ-Trung, nhưng các doanh nghiệp châu Âu cũng bị ảnh hưởng.

Báo cáo dẫn lời một giám đốc điều hành giấu tên trong ngành sản xuất tiên tiến cho biết thị phần của công ty họ ở Trung Quốc đã giảm từ mức 35% xuống mức 0 trong suốt 10 năm.

“Chúng tôi vẫn phụ thuộc vào nguồn cung ứng từ Trung Quốc nhưng chúng tôi không thể bán ra thị trường”, vị giám đốc điều hành cho biết trong báo cáo. “Chúng tôi đang đầu tư vào nơi khác để đa dạng hóa, nhưng trên thực tế, việc này sẽ mất nhiều thời gian, có thể hơn 10 năm”, người này chia sẻ.

“Thách thức chính là cơ chế định giá ở châu Âu quá khắt khe đến mức nếu chúng tôi loại bỏ các đối tác Trung Quốc ngay hôm nay, chúng tôi sẽ không thể bán tại các cuộc đấu giá ở châu Âu do chúng tôi không thể cạnh tranh với giá của các công ty Trung Quốc", vị giám đốc điều hành cho biết thêm.

Các doanh nghiệp ở châu Âu và nhiều nước ngày càng mua nhiều hơn từ các công ty Trung Quốc.

Ông Eskelund cho biết, Trung Quốc đang ngày càng gửi nhiều hàng hóa đến châu Âu thông qua tàu container hơn so với chiều ngược lại, ghi nhận sự gia tăng đáng kể kể từ trước đại dịch. “Xuất khẩu của Trung Quốc đạt tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu cao nhất từ ​​trước đến nay”, ông nói.

Xem thêm >> Hứng hậu quả từ chính sách một con, Trung Quốc 'đau đầu' nghĩ cách tăng dân số

Theo CNBC
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Tonkin Land: Thua lỗ nhiều năm, nợ trên 1.000 tỷ đồng

Tonkin Land: Thua lỗ nhiều năm, nợ trên 1.000 tỷ đồng

(VNF) - Theo báo cáo tài chính năm 2023 của Công ty cổ phần Tonkin Land, doanh nghiệp này trong năm không ghi nhận doanh thu bán hàng, trong khi đó cùng kỳ năm trước là 1,6 tỷ đồng.

OCB được VIS Rating đánh giá xếp hạng ở mức A+ về độ tín nhiệm

OCB được VIS Rating đánh giá xếp hạng ở mức A+ về độ tín nhiệm

(VNF) - Ngày 15/5/2024, Ngân hàng Phương Đông (HoSE: OCB) được Công ty Cổ phần Xếp hạng Tín nhiệm Đầu tư Việt Nam (VIS Rating) công bố đánh giá triển vọng đối với xếp hạng tổ chức phát hành ở mức A+ của OCB là ổn định.

Ngân sách trung ương rót thêm 3.220 tỷ vào Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

Ngân sách trung ương rót thêm 3.220 tỷ vào Cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh

(VNF) - Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được bổ sung thêm 3.220 tỷ đồng tiền vốn từ ngân sách trung ương. Dự kiến dự án sẽ hoàn vốn 22 năm 5 tháng, sớm hơn nửa năm so với phương án trước đó.

 Ba chiếc Rolls-Royce bị kê biên trong vụ Trương Mỹ Lan đang ở đâu?

Ba chiếc Rolls-Royce bị kê biên trong vụ Trương Mỹ Lan đang ở đâu?

(VNF) - Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã kê biên 19 chiếc xe ô tô, 2 tàu và 1 du thuyền để đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của bà Trương Mỹ Lan liên quan vụ Vạn Thịnh Phát.

Thủ tướng: Rút giấy phép cửa hàng vàng không xuất hóa đơn điện tử

Thủ tướng: Rút giấy phép cửa hàng vàng không xuất hóa đơn điện tử

(VNF) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu doanh nghiệp vàng thực hiện hóa đơn điện tử kết nối với cơ quan thuế trước 15/6, nếu không sẽ bị rút giấy phép.

Hà Nội có thêm khu đô thị thông minh 1,4 tỷ USD ở Đông Anh

Hà Nội có thêm khu đô thị thông minh 1,4 tỷ USD ở Đông Anh

(VNF) - Hà Nội đang tìm nhà đầu tư thực hiện dự án Khu đô thị thông minh - sinh thái tại 3 xã Tàm Xá, Vĩnh Ngọc, Xuân Canh (huyện Đông Anh) với diện tích 268ha, tổng mức đầu tư hơn 35.000 tỷ đồng.

Công ty SHC: Đại gia cát ở Thái Bình bị cưỡng chế thuế 8,1 tỷ

Công ty SHC: Đại gia cát ở Thái Bình bị cưỡng chế thuế 8,1 tỷ

(VNF) - Công ty của Đại gia cát tại Thái Bình bị cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản do chậm nộp thuế 8,1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Công ty SHC còn bị xử phạt do hành vi khai thác cát vượt công suất.

Tỷ phú Bill Gates dự tiệc sinh nhật tuổi 40 của Mark Zuckerberg

Tỷ phú Bill Gates dự tiệc sinh nhật tuổi 40 của Mark Zuckerberg

(VNF) - Nhà đồng sáng lập Microsoft, tỷ phú Bill Gates đã xuất hiện trong bữa tiệc sinh nhật mừng tuổi 40 của CEO Meta Platforms, tỷ phú Mark Zuckerberg.

'Ông lớn' ngành điện PC1: Doanh thu nghìn tỷ, nợ nần tăng cao

'Ông lớn' ngành điện PC1: Doanh thu nghìn tỷ, nợ nần tăng cao

(VNF) - Mặc dù trúng thầu nhiều gói giá trị “khủng”, doanh thu lên tới hàng nghìn tỷ đồng, thế nhưng nợ vay của Công ty cổ phần Tập đoàn PC1 hiện đã vượt qua vốn chủ sở hữu doanh nghiệp.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

Ảnh đẹp về những sân golf bên biển nổi tiếng Việt Nam

(VNF) - Golf đã không còn là môn thể thao xa lạ, xa xỉ như nó đã từng; golf đã và đang hiện hữu trong đời sống của người Việt như là một trong những môn thể thao – giải trí quan trọng, thu hút đông đảo người chơi với gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc. Dưới đây là hình ảnh đẹp về những sân golf sát biển nổi tiếng Việt Nam.