TT Putin phê duyệt ngân sách quốc phòng kỷ lục 145 tỷ USD khi quan chức EU đến Ukraine
(VNF) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phê duyệt kế hoạch ngân sách, tăng chi tiêu quân sự năm 2025 lên mức kỷ lục khi Moscow nỗ lực giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Ukraine.
- Đồng rúp suy yếu: ‘Con dao hai lưỡi’ với kinh tế Nga 01/12/2024 09:15
Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký ban hành luật về ngân sách liên bang cho tài khóa 2025 và kế hoạch giai đoạn 2026-2027.
Theo số liệu được công bố trên trang web của chính phủ vào ngày 1/12, khoảng 32,5% ngân sách của Nga sẽ được phân bổ cho quốc phòng, tương đương với mức 13.500 tỷ rúp (hơn 145 tỷ USD), tăng so với mức 28,3% được báo cáo trong năm nay.
Các nhà lập pháp ở cả hai viện của quốc hội Nga, Duma Quốc gia và Hội đồng Liên bang, đã phê duyệt các kế hoạch trong 10 ngày qua.
Việc Nga đưa quân tới Ukraine kể từ tháng 2/2022 là cuộc xung đột lớn nhất của châu Âu kể từ Thế chiến II và đã làm cạn kiệt nguồn lực của cả hai bên.
Ukraine đã nhận được hàng tỷ USD viện trợ từ các đồng minh phương Tây, nhưng lực lượng của Nga lớn hơn và được trang bị tốt hơn, và trong những tháng gần đây, quân đội Nga đã dần đẩy lùi quân đội Ukraine ở các khu vực phía đông.
Việc phê duyệt ngân sách được đưa ra trong bối cảnh các quan chức Liên minh châu Âu (EU) tới Ukraine để bày tỏ sự đoàn kết với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky.
Tân Chủ tịch Hội đồng châu Âu Antonio Costa và người đứng đầu chính sách đối ngoại EU Kaja Kallas đã đến Kyiv vào ngày 2/12, đánh dấu ngày đầu tiên nhậm chức của họ với thông điệp mạnh mẽ về sự ủng hộ dành cho Ukraine.
Chuyến thăm của họ diễn ra trong bối cảnh những nghi ngờ đang gia tăng về những gì Ukraine có thể mong đợi từ một chính quyền Mỹ mới do ông Donald Trump lãnh đạo.
“Ngay từ ngày đầu tiên của cuộc chiến, EU đã sát cánh cùng Ukraine. Ngay từ ngày đầu tiên của nhiệm kỳ, chúng tôi tái khẳng định sự ủng hộ không lay chuyển của mình đối với người dân Ukraine”, ông Costa đăng trên X.
Phát biểu tại cuộc họp báo với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, ông Costa nhắc lại cam kết gần đây của EU nhằm giúp Ukraine tiếp tục cuộc chiến, bao gồm 4,2 tỷ euro (4,4 tỷ USD) để hỗ trợ ngân sách của Ukraine và 1,5 tỷ euro (1,6 tỷ USD) viện trợ hàng tháng từ số tiền thu được từ các tài sản bị đóng băng của Nga.
Khi được hỏi liệu EU có tăng cường tài trợ nếu ông Trump rút lại sự hỗ trợ của Mỹ hay không, ông Costa cho biết khối này sẽ "ủng hộ Ukraine miễn là cần thiết".
Cũng trong dịp này, ông Zelensky cho biết bất kỳ cuộc đàm phán ngừng bắn nào trong tương lai với Nga sẽ cần có sự tham gia của đại diện từ EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Ông thúc giục chính quyền ông Biden sắp mãn nhiệm sử dụng hai tháng còn lại trong nhiệm kỳ để gây ảnh hưởng "đối với một số ít người châu Âu hoài nghi về tương lai của chúng ta".
"Cá nhân tôi không thấy rủi ro nào, và hầu hết các nước NATO không thấy rủi ro nào từ khuyến nghị liên quan đến tương lai tích cực của tư cách thành viên NATO của Ukraine", ông Zelensky nhấn mạnh thêm.
Tổng thống Ukraine đã gợi ý trong một cuộc phỏng vấn phát sóng vào cuối tuần rằng "giai đoạn nóng" của cuộc chiến có thể kết thúc nếu đất nước của ông được trao tư cách thành viên NATO.
Ông Zelensky đồng thời nhấn mạnh rằng: "Tổng thống Nga Vladimir Putin muốn leo thang chiến sự ở Ukraine để ông Donald Trump không thể chấm dứt cuộc chiến toàn diện khi chính thức nhậm chức vào tháng 1 tới".
Cố vấn An ninh Quốc gia của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden, ông Jake Sullivan, khẳng định Nhà Trắng "sẽ cung cấp cho Ukraine những công cụ mà nước này cần.
"Chúng tôi cũng sẽ làm mọi cách có thể để đưa họ vào vị thế tốt nhất có thể trên chiến trường, để họ có được vị thế tốt nhất có thể tại bàn đàm phán, và sau đó cuộc chiến này cuối cùng sẽ kết thúc bằng ngoại giao", ông Jake Sullivan nêu rõ.
Nền kinh tế Nga đã trải qua vài năm đầy biến động kể từ khi chiến sự bùng nổ tại Ukraine. Sự sụt giảm mạnh giá trị đồng rúp trong những tuần gần đây chỉ là cơn co thắt kinh tế mới nhất.
Người Nga đang phải xoay xở giữa nhu cầu về vật chất và nhân lực của cuộc chiến kéo dài, các lệnh trừng phạt của phương Tây, giá dầu thấp, lãi suất cao, lạm phát, thiếu hụt lao động, tham nhũng và nhiều vấn đề khác nữa.
Theo các nhà quan sát, hiện không thể dự đoán được cuộc chiến giữa Nga và Ukraine sẽ đi về đâu vào năm 2025, đặc biệt là khi xét đến sự không chắc chắn về cách ông Donald Trump sẽ tiếp cận cuộc xung đột khi ông nhậm chức.
Nhưng có một điều có vẻ chắc chắn: năm tới sẽ là "năm cắt giảm tiêu dùng" đối với Nga.
Bà Melis Metiner, một nhà kinh tế tại HSBC, đã viết trong một lưu ý gần đây rằng ngay cả khi chiến sự kết thúc, "một sự suy thoái mạnh có vẻ có khả năng xảy ra tại Nga, do thiếu các động lực tăng trưởng mang tính cấu trúc".
Ông Putin trấn an ‘không có gì hoảng sợ’ khi đồng rúp lao dốc
- Hành động mới của TT Trump: Nỗi lo về chiến tranh thương mại toàn cầu 02/12/2024 08:00
- Ông Putin bày tỏ lo ngại cho sự an toàn của ông Trump 29/11/2024 03:15
- Giá cà phê cao nhất 47 năm do thiếu nguồn cung 29/11/2024 10:29
Vào công trường thi công 600 căn nhà ở xã hội tại Long Biên - Hà Nội
(VNF) - Chung cư cao tầng CT1 thuộc khu nhà ở xã hội Thượng Thanh sẽ cung cấp khoảng 600 căn hộ cho người thu nhập thấp, dự kiến mở bán trong năm 2025.