(VNF) – Vinamilk đang gặp cạnh tranh gay gắt ở mảng sữa bột với sự vượt lên đáng chú ý của Nutifood, cùng áp lực từ nhiều đối thủ ngoại. Mảng sữa chua hiện cũng gặp khó với sự tham gia của IDP, TH Milk, Kido. Dù vậy, vị thế áp đảo ở mảng sữa nước – mảng đem lại non nửa doanh thu và lợi nhuận cho Vinamilk – vẫn sẽ được doanh nghiệp này duy trì nhờ lợi thế đặc biệt.
Lựa chọn nào cho Vinamilk trước áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, trong bối cảnh ngành sữa đang có tín hiệu bão hòa?
Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) vừa đưa ra báo cáo đánh giá về Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk).
Theo báo cáo, HSC giữ nguyên dự báo lợi nhuận trước thuế của Vinamilk sẽ tăng 6% trong năm 2018. Công ty chứng khoán này cho biết, có những tín hiệu ban đầu cho thấy ngành sữa tăng trưởng chậm trong quý I tiếp tục thể hiện trong đầu quý II.
Theo công ty nghiên cứu thị trường Kantar World Panel, trong quý I/2018, doanh số ngành sữa Việt Nam giảm 4,4% ở khu vực thành thị và tăng 4% ở khu vực nông thôn. Doanh thu ngành sữa trong tháng 4 tiếp tục kém với doanh thu lũy kế 4 tháng đầu năm ở thành thị giảm 3,1% trong khi khu vực nông thôn tăng 3,1%.
“Hiện số liệu cho tháng 5 và tháng 6 chưa được công bố và chúng tôi cho rằng xu hướng này sẽ vẫn tiếp diễn vì nhu cầu ở mảng sữa bột tiếp tục kém”, HSC nhận định.
Do nhu cầu trong ngành suy giảm nên HSC cho rằng doanh thu của Vinamilk trong quý II sẽ không tăng nhiều với mức tăng cùng kỳ, có thể chỉ dưới 5%.
Tuy nhiên, HSC vẫn kỳ vọng Vinamilk sẽ tiếp tục giành thêm thị phần nhờ thành công trong việc đưa nhiều sản phẩm ra thị trường kể từ năm ngoái ở mảng sữa nước, sữa bột, sữa chua uống và sữa đậu nành.
“Có vẻ sự khó khăn đặc biệt rơi vào mảng sữa bột (chủ yếu là sữa công thức) với nhiều đối thủ mới gia nhập ngành có thể sẽ giành thị phần từ tay các doanh nghiệp hiện hữu”, HSC cho hay.
Hiện thị trường sữa bột – chiếm khoảng 26% doanh thu và 28% lợi nhuận gộp của Vinamilk - đang cạnh tranh gay gắt.
Sữa bột chủ yếu là sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện Vinamilk dẫn đầu thị trường với thị phần khoảng 27%. Abbott đứng thứ 2 với 17% và tiếp theo là Friesland Campina với 12% thị phần.
Trong khi thị phần của cả Abbot và Friesland Campania (ở phân khúc cao cấp) vẫn giữ nguyên hoặc giảm nhẹ trong 3 năm qua thì Nutifood nổi lên thành một nguy cơ lớn đối với Vinamilk ở phân khúc bình dân.
“Thị phần của Nutifood đã tăng từ 10% trong năm 2014 lên khoảng 15% trong năm 2017. Nutifood có sản phẩm đa dạng và có giá thấp hơn 10-15% so với Vinamilk. Có vẻ như Nutifood sẵn sàng chấp nhận biên lợi nhuận thấp để giành lấy thị phần”, HSC nêu quan điểm.
Bên cạnh đó, các hãng sữa quốc tế như Abbott, Friesland Campina, Mead Johnson, Nestle và nhiều hãng sữa nhỏ hơn khác đều có năng lực tốt về marketing và nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Do vậy những doanh nghiệp này luôn luôn là nguy cơ cạnh tranh với Vinamilk.
Vinamilk đang gặp cạnh tranh gay gắt ở mảng sữa bột với sự vượt lên đáng chú ý của Nutifood, cùng áp lực từ nhiều đối thủ ngoại
Trong khi đó, sữa nước vẫn là thế mạnh của Vinamilk (chiếm khoảng 42% doanh thu và 42% lợi nhuận gộp trong năm 2017).
“Mảng này ít cạnh tranh hơn so với mảng sữa bột vì các doanh nghiệp trong nước có lợi thế về nguồn cung. Vinamilk là doanh nghiệp giữ thị phần số 1 trong mảng này. Các doanh nghiệp lớn khác trong ngành là Friesland Campina, TH Milk, Nestle, IDP và Mộc Châu. Sản phẩm nhập khẩu có giá cao hơn nhiều nên chỉ áp đảo ở phân khúc cao cấp”, HSC cho biết.
Với chuỗi cung ứng sữa nguyên liệu trong nước lớn nhất, mạng lưới phân phối rộng, thương hiệu phổ biến và giá bán phải chăng, HSC cho rằng Vinamilk sẽ giữ được vị thế số 1 trong những năm tới.
Một yếu tố khác cũng hỗ trợ cho vị thế của Vinamilk là hầu hết các công ty sữa nước ngoài không có nhà máy sữa nước tại Việt Nam và phải nhập khẩu thành phẩm với chi phí vận chuyển đắt đỏ.
Với mảng sữa chua, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng đối với Vinamilk.
Thị phần mảng sữa chua của Vinamilk đã giảm từ 90% trong năm 2012 xuống 84% trong năm 2017. Doanh nghiệp lớn thứ hai trong mảnh này là Friesland Campina với khoảng 8-9% thị phần.
Trong khi đó, các đối thủ mới như IDP và TH Milk đã gia nhập ngành với nhiều đột phá trong sản phẩm. Kido cũng đã tung ra thị trường sản phẩm mới, là sữa chua đá.
HSC dự báo thị phần của Vinamilk ở mảng sữa chua sẽ tiếp tục giảm xuống khoảng 80-83% trong vài năm tới.
HSC cho rằng tăng trưởng của Vinamilk sẽ giữ ở mức một chữ số đối với cả doanh thu và lợi nhuận khi mà thị trường sữa đã tương đối bão hòa. Cùng với đó, việc gia tăng thị phần sẽ khó khăn hơn do Vinamilk đã ở vị thế áp đảo ở hầu hết các phân khúc.
“Công ty có thể phải tìm kiếm nguồn tăng trưởng mới và có thể là thông qua M&A”, HSC nhìn nhận. Tuy nhiên, HSC chưa thấy hoạt động M&A mạnh mẽ ở Vinamilk.
Mặc dù triển vọng tăng trưởng khá khiêm tốn nhưng HSC đánh giá Vinamilk vẫn là công ty được quản trị cực kỳ tốt với thương hiệu và mạng lưới phân phối ít có doanh nghiệp nào sánh được.
(VNF) - Với 78,44 triệu người dùng Internet và nền kinh tế số dự kiến đạt 49 tỷ USD vào năm 2025, Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ của thị trường kiếm tiền trực tuyến (MMO). 20.000 người Việt đã kiếm được 1.500 tỷ đồng từ mạng xã hội, chứng minh tiềm năng to lớn của lĩnh vực này.
(VNF) - Trong cơ cấu doanh thu, kế hoạch cho mảng bất động sản có sự đột biến khi Becamex IJC đặt mục tiêu doanh thu mảng này tăng 207% lên 990 tỷ đồng.
(VNF) - Bộ Tài chính đã trình dự thảo Nghị quyết thí điểm phát hành và giao dịch tài sản mã hoá, đề xuất cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý như Bộ Tài chính, Bộ Công an, Ngân hàng Nhà nước nhằm thúc đẩy hoạt động thị trường đồng thời hạn chế tối đa rủi ro về an ninh tài chính, bảo đảm sự ổn định cho thị trường tài chính – tiền tệ.
(VNF) - Áp lực bán ròng không chỉ khiến vốn hóa FPT lao dốc mà còn tác động mạnh đến hiệu suất của các "cá mập". Mã này hiện chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong danh mục của nhiều quỹ đầu tư.
(VNF) - Sáng 20/3/2025, Công ty cổ phần Chứng khoán Nhất Việt (HNX: VFS) đã tổ chức thành công ĐHĐCĐ năm 2025, thông qua các nội dung quan trọng, nổi bật là kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lập kỷ lục lợi nhuận, quyết định mở rộng hoạt động sang lĩnh vực phái sinh và việc tái khởi động kế hoạch tăng gấp đôi vốn điều lệ.
(VNF) - Sự xuất hiện của sàn giao dịch tiền số có thể mở ra kênh huy động vốn mới, nhưng cũng đặt ra thách thức lớn đối với thị trường tài chính truyền thống.
(VNF) - Cổ phiếu ORS ghi nhận mức thanh khoản cao đột biến trong phiên sáng nay, khớp lệnh hơn 23 triệu đơn vị, cao gấp 2,8 lần mức trung bình 3 tháng.
(VNF) - Pha đảo chiều ngoạn mục trong ngày thị trường chung đỏ lửa đã giúp cổ phiếu VIC tiếp tục xác nhận xu hướng đi lên. Tăng 32% từ vùng đáy dài hạn, tỷ suất sinh lời của mã này thậm chí cao hơn cả việc nắm giữ vàng.
(VNF) - Chủ tịch DNSE Nguyễn Hoàng Giang cho hay, mục tiêu của công ty là tập trung phát triển thị phần và xây dựng khách hàng. Đây là "chìa khoá" để DNSE kiếm lợi nhuận, cũng như mang lại lợi ích lâu dài cho cổ đông.
(VNF) - Hai con gái của Chủ tịch OCB Trịnh Văn Tuấn cùng lúc đăng ký bán ra tổng cộng 95 triệu cổ phiếu ngân hàng này, tương ứng với gần 4% vốn điều lệ.
(VNF) - Nghề hoạch định tài chính cá nhân đang ngày càng trở thành một lĩnh vực quan trọng, hỗ trợ các cá nhân quản lý tài sản hiệu quả. Do đó, việc chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đào tạo cho các chuyên gia hoạch định tài chính theo tiêu chuẩn quốc tế trở nên rất cấp thiết
(VNF) - Nếu như trong tuần trước, khối ngoại đã bán ròng cổ phiếu FPT với tổng giá trị hơn 1.100 tỷ đồng, thì chỉ riêng trong phiên giao dịch ngày 19/3, lượng vốn ngoại rút ra khỏi cổ phiếu này đã lên tới hơn 1.000 tỷ đồng.
(VNF) - Đối mặt với nhiều thách thức và rủi ro cố hữu, việc triển khai thuế đối với tài sản kỹ thuật số tại Việt Nam được nhận định là không hề đơn giản.
(VNF) - Nếu không giải quyết được bài toán IPO cho các start-up công nghệ số, khó có thể nói đến thành công của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, của quá trình chuyển đổi số, xây dựng và phát triển nền kinh tế số, chính phủ số, xã hội số, công dân số.
(VNF) - Theo Tổng giám đốc Chứng khoán Kafi, Với triển vọng nâng hạng, vốn ngoại có thể quay trở lại vào quý III hoặc quý IV/2025, góp phần đưa VN-Index tăng từ 12-15%, kỳ vọng đạt 1.500 điểm.
(VNF) - Alphabet sẽ mua start-up đang phát triển nhanh Wiz với giá khoảng 32 tỷ USD, đánh dấu thương vụ lớn nhất từ trước đến nay của công ty mẹ Google.
(VNF) - Đối với mặt hàng bia rượu, thuốc lá, tăng thuế không giảm được tiêu dùng vì người mua có xu hướng chuyển sang các sản phẩm bất hợp pháp. Do đó, các chuyên gia đề xuất giãn hiệu lực tăng thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đến năm 2028
(VNF) - Theo ông Lưu Minh Sang, Giảng viên Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP. HCM, Việt Nam đang chậm hơn các nước trong khu vực từ 6 - 8 năm trong cuộc đua phát triển thị trường tiền số. Lựa chọn duy nhất để Việt Nam không bị bỏ lại phía sau là phải quyết liệt, chủ động thử nghiệm và điều chỉnh liên tục.
(VNF) - Cục Thuế thông tin, 130 nhà cung cấp nước ngoài gồm Meta, Google, TikTok, Microsoft… đã nộp gần 2.800 tỷ đồng tiền thuế trong tháng 2, tương đương gần 1/3 tổng thu của năm 2024
(VNF) - Kết luận thanh tra của Cục Thuế tỉnh Long An cho biết tổng số tiền thuế truy thu, tiền thuế thu hồi, tiền chậm nộp và tiền phạt của Công ty TNHH Giầy Fu-Luh phải nộp vào ngân sách nhà nước là hơn 135,6 tỷ đồng.
(VNF) - Cổ phiếu hạ tầng đang trở thành điểm sáng trên thị trường chứng khoán với tiềm năng tăng trưởng dài hạn. Đó là kết quả tổng hòa của yêu cầu thúc đẩy đầu tư hạ tầng, hoàn thiện khung cơ chế cùng những bước tiến rõ rệt trong việc giải quyết dứt điểm các vướng mắc cho doanh nghiệp.
(VNF) - Với 78,44 triệu người dùng Internet và nền kinh tế số dự kiến đạt 49 tỷ USD vào năm 2025, Việt Nam đang chứng kiến sự bùng nổ của thị trường kiếm tiền trực tuyến (MMO). 20.000 người Việt đã kiếm được 1.500 tỷ đồng từ mạng xã hội, chứng minh tiềm năng to lớn của lĩnh vực này.