Ngày hội thống nhất non sông
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.
Tỷ suất sinh (birth rate) là tỷ lệ trẻ em sinh sống trong một năm tính trên 1000 dân. Tỷ suất sinh giảm ở các nước phát triển, nhưng tăng nhanh ở các nước đang phát triển, làm cho họ khó đáp ứng được nhu cầu của số dân ngày càng tăng. Có nhiều lý do dẫn tới tỷ suất sinh cao ở các nước đang phát triển: ở nông thôn cần có gia đình lớn để sản xuất đủ lương thực, thực phẩm và kiếm thêm thu nhập, đảm bảo cho sự tồn tại của gia đình; mọi người muốn có nhiều con để chăm sóc họ lúc về già do không có bảo hiểm xã hội; và không biết áp dụng biện pháp tránh thai. Ngoài ra do tiến bộ của ngành y tế, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh giảm cũng làm tỷ lệ sinh sống tăng lên. Khi các nước này đạt được trình độ phát triển cao hơn, tỷ suất sinh sẽ giảm và họ chuyển từ giai đoạn bùng nổ dân số như hiện nay sang giai đoạn ổn định dân số.
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Tỷ suất sinh thô (CBR – Crude Birth Rate): được sử dụng rộng rãi trong dân số học, đó là tỷ số giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời gian ấy với đơn vị tính bằng phần nghìn.
Tỷ suất sinh thô được tính theo công thức : CBR = (Số trẻ em sinh ra trong năm / Tổng số dân trung bình của năm) * 1000
Trong công thức trên, số dân trung bình của năm được tính từ ngày đầu của năm (1 tháng 1) đến ngày cuối của năm (31 tháng 12). Số dân trung bình thường cũng có thể coi là số dân vào thời điểm giữa năm (1 tháng 7). Trị số của tỷ suất sinh thô có sự biến động theo thời gian và không gian, trị số này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: cường độ của quá trình sinh đẻ, cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính và cả tình hình hôn nhân. Vì vậy tỷ suất sinh thô chỉ là một khái niệm phản ánh gần đúng mức sinh thực tế nhưng có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán, dễ so sánh nên được dùng khá phổ biến.
Tỷ suất sinh chung (GFR – General Fertility Rate): là tỷ suất thể hiện mối tương quan giữa số trẻ em sinh ra trong năm và còn sống so với số phụ nữ trung bình ở lứa tuổi sinh đẻ trong cùng thời gian đó. Đơn vị tính là phần nghìn.
GFR = (Số trẻ em sinh ra còn sống / Tổng số phụ nữ trung bình ở lứa tuổi sinh đẻ) * 1000
Trong công thức trên có vấn đề cần lưu ý là độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ. Có hai quan niệm về độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ: ở phần lớn các nước đều coi độ tuổi sinh đẻ của phụ nữ là từ 15 đến 49 tuổi; tuy nhiên ở các nước có mức sinh thấp lại coi độ tuổi này là từ 15 đến 44 tuổi. Tổng số phụ nữ trung bình ở độ tuổi sinh đẻ là con số được tính vào thời điểm giữa năm (1 tháng 7).
Tỷ suất sinh chung phản ánh mức sinh chính xác hơn tỷ suất sinh thô và giữa hai tỷ suất này có mối liên hệ như sau: CBR = GFR * k
Trong đó k là hệ số thể hiện số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 – 49 tuổi hoặc 15-44 tuổi) so với tổng số dân. Hệ số k thường dao động trong khoảng từ 20 – 30%. Nói chung tỷ suất sinh chung phụ thuộc vào cơ cấu tuổi của phụ nữ từ 15 đến 49 tuổi (hoặc 44). Mức sinh ở tuổi 15 hầu như không đáng kể, ở độ tuổi 20 30, mức sinh đại trị số cao nhất, rồi dần dần giảm cho đến tuổi 49.
Tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi (ASBR : Age – specific Birth Rate): là đơn vị đo mức sinh chính xác hơn các tỷ suất kể trên.
Tỷ suất này được tính bằng tỷ số giữa trẻ em sinh ra trong năm và số phụ nữ theo từng nhóm tuổi tương ứng.
Trong việc nghiên cứu dân số học, người ta còn thường dùng trị số tổng tỷ suất sinh (TFR Total Fertility Rate) để thể hiện tổng tỷ suất sinh theo lứa tuổi của tất cả các khoảng cách tuổi.
Đây chính là trị số nói lên số trung bình về số con sinh ra còn sống trong cả cuộc đời của một phụ nữ. Trị số này hay được dùng và được coi là một đơn vị đo chính xác nhất vì nó vừa nói lên số con được sinh ra (trung bình) của một phụ nữ (trong suốt cả cuộc đời) đồng thời vẫn giữ được sự phân hóa mức sinh ở từng lứa tuổi (không phụ thuộc vào mức tử vong và những thay đổi về lứa tuổi).
(VNF) - Ngắm nhìn các hoạt động trong Ngày hội thống nhất non sông qua ống kính máy ảnh của tác giả Nguyễn Hữu Tấn.