Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Ngày 11/8, Tổng thống Vladimir Putin đã khiến thế giới chấn động khi tuyên bố Nga đã đăng ký vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên trên thế giới.
Vaccine mới có tên chính thức trên thị trường quốc tế là Sputnik-V, lấy theo tên vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới được Liên Xô phóng lên quỹ đạo vào năm 1957.
Nhà lãnh đạo Nga khẳng định loại vaccine này hoạt động đủ hiệu quả, tạo ra được miễn dịch ổn định, và đã vượt qua khâu kiểm định. Thậm chí, để chứng minh điều này, ông Putin cho biết một trong những người con gái của ông đã tiêm vaccine Sputnik-V và cho kết quả khả quan.
Theo Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko, vaccine Sputnik-V do Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về dịch tễ và sinh vật học Gamaleya của Nga phát triển đã hoàn thành mọi giai đoạn kiểm nghiệm lâm sàng.
Tuyên bố của Nga đã khiến thế giới sửng sốt khi tiến trình phát triển vaccine của Trung tâm Gamaleya đã “vượt mặt” nhiều tập đoàn dược phẩm có nền tảng kinh nghiệm và kỹ thuật trong sản xuất vaccine như Pfizer, Biontech, Moderna, Oxford/Astrazeneca, Sinovac, Sinopharm…, hiện đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Theo thông cáo của Bộ Y tế Nga, với phác đồ tiêm 2 lần, vaccine Sputnik-V cho phép phòng ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 trong 2 năm.
Cũng theo thông báo, tất cả người dân Nga sẽ được tiêm miễn phí vaccine này một cách tự nguyện. Nhóm người có nguy cơ cao như nhân viên y tế, người già, giáo viên sẽ được tiêm chủng trước.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế Nga cũng đang phát triển một ứng dụng theo dõi đặc biệt, cho phép công dân nước này xác nhận tình trạng sức khỏe cũng như theo dõi xem có bất kỳ tác dụng phụ nào mà vaccine mang lại hay không.
Hành trình “thần tốc” mà Nga phê duyệt và sản xuất vaccine Covid-19 khiến một số quốc gia phương Tây phải ngạc nhiên, thậm chí bày tỏ nghi ngại bởi vaccine Sputnik-V đã được phê duyệt trước khi bước vào thử nghiệm giai đoạn 3, thường có sự tham gia của hàng nghìn người. Thử nghiệm này được coi là điều kiện cần thiết để đảm bảo vaccine được chấp thuận theo quy định.
Nhiều chuyên gia y tế cho rằng việc Nga chưa công bố dữ liệu công khai về vaccine ngừa Covid-19, bao gồm cách thức điều chế cũng như chi tiết về mức độ an toàn, phản ứng miễn dịch…, khiến các nhà khoa học, giới chức y tế và công chúng cảm thấy hoài nghi về hiệu quả thực của virus này.
Bà Ayfer Ali, chuyên gia nghiên cứu thuốc của trường Kinh doanh Warwick của Anh, nhận định: “Về cơ bản, Nga đang tiến hành một cuộc thử nghiệm quy mô lớn trên toàn bộ dân số”. Bà cho biết quá trình phê duyệt diễn ra quá nhanh có thể khiến các nhà khoa học bỏ qua một số tác dụng phụ tiềm ẩn. Nhiều phản ứng hiếm xảy ra nhưng lại vô cùng nghiêm trọng.
Giáo sư Danny Altmann, thuộc khoa miễn dịch học tại đại học Hoàng gia London, cũng đồng tình với quan điểm này. Ông nhận định hệ lụy để lại từ các loại vaccine chưa đủ an toàn và hiệu quả sẽ “khiến các vấn đề hiện tại trầm trọng hơn”.
Ông Jarbas Barbosa, Trợ lý Giám đốc Tổ chức Y tế liên Mỹ (PAHO), thuộc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ngày 11/8 cho biết, WHO chưa nhận được đầy đủ thông tin về vaccine ngừa Covid-19 của Nga để đánh giá. Theo ông Barbosa, tất cả các nhà sản xuất vaccine đều phải tuân theo thủ tục này để đảm bảo vaccine an toàn và có được sự đề xuất sử dụng của WHO.
Trong khi đó, đại diện Bộ Y tế Đức cho rằng vẫn chưa có dữ liệu về chất lượng, hiệu quả và độ an toàn của vaccine mà Nga điều chế và vừa được đăng ký lưu hành.
Trả lời phỏng vấn độc quyền kênh RT, ông Alexander Gintsburg, người đứng đầu Trung tâm Gamaleya, nhấn mạnh mặc dù vaccine Sputnik-V được tạo ra trong chưa đầy 5 tháng nhưng vaccine này không phải “loại thuốc được làm mà không chuẩn bị gì từ trước”.
“Cả một thế hệ bác sĩ công nghệ sinh học, nhà virus học, nhà miễn dịch học… có kinh nghiệm hơn 20 năm phát triển công nghệ đã được huy động để tạo ra loại vaccine này cùng với ít nhất sáu loại thuốc khác”, ông Alexander Gintsburg nhấn mạnh.
Cũng theo ông Gintsburg, các nhà nghiên cứu Nga đã tổng hợp kiến thức đã có trong quá trình phát triển vaccine phòng ngừa MERS (một loại bệnh “tương đồng tới 80% so với Covid-19” song nguy hiểm hơn) để phát triển vaccine Sputnik-V.
Ông Gintsburg khẳng định vaccine Sputnik-V được nghiên cứu và chế tạo theo quy định nghiêm ngặt hiện hành của Nga. Luật pháp Nga cho phép rút ngắn quá trình phát triển do tính cấp bách của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, không có một quy trình đảm bảo an toàn nào bị lược bỏ. Chuyên gia y tế Nga cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, đã có trên 3.500 người được tiêm vaccine Sputnik-V. Họ không biểu hiện tác dụng phụ, ngoại trừ một số triệu chứng điển hình trong quá trình tiêm vaccine như sốt nhẹ.
Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo GDP của Nga trong năm 2020 sẽ giảm 6,6% do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Vaccine Sputnik-V được kỳ vọng sẽ giúp Nga có được một nguồn thu khổng lồ từ thị trường vaccine toàn cầu, qua đó giúp vực dậy kinh tế Nga.
Theo ước tính của Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF), nhu cầu toàn cầu với vaccine ngừa Covid-19 có thể đạt 3-5 tỷ liều đến cuối năm 2021. Còn theo Giám đốc RDIF Kirill Dmitriev, giá trung bình của vaccine trên thị trường là vào khoảng 25 USD. Như vậy, quy mô thị trường sẽ đạt khoảng 75 tỷ USD.
RDIF đã dành khoảng 4 tỷ Rub (khoảng 55 triệu USD) cho việc nghiên cứu và mở rộng quy mô sản xuất vaccine do Trung tâm Gamaley điều chế. Mặc dù Nga mới chỉ bắt đầu tiến hành cuộc thử nghiệm giai đoạn 3 sau ngày 12/8, nhưng chính phủ Nga đã lên kế hoạch sản xuất đại trà, từ 5 triệu và sau đó lên 10 triệu liều vaccine mỗi tháng trong giai đoạn cuối năm 2020 - đầu năm 2021.
Hơn 20 quốc gia đã đăng ký mua 1 tỷ liều vaccine Nga với giá được dự báo không quá 20 USD/liều. Như vậy, thị phần tiềm năng của vaccine Nga trên thị trường toàn cầu ước tính vào khoảng 20 tỷ USD, tương đương 1/4 nhu cầu thế giới.
Tại một cuộc họp báo mới đây, ông Dmitriev cho biết con đường để thâm nhập thị trường thế giới đến châu Á, châu Phi và Mỹ Latin sẽ là thông qua việc mở rộng sản xuất tại chỗ.
Nga đã đạt thỏa thuận với 5 quốc gia để sản xuất 500 triệu liều vaccine mỗi năm. Đặc biệt, các nhà máy ở Brazil và Ấn Độ có thể được đưa vào hoạt động trong tháng 11 năm nay. Nga đặt nhiều hy vọng vào các thị trường lớn này. Bên cạnh việc kinh doanh vaccine Sputnik-V, RDIF cũng dự định sẽ triển khai chương trình tiêm chủng theo hình thức viện trợ nhân đạo tại các quốc gia nghèo và đang phát triển.
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.