Toàn cảnh khu vực sẽ xây Ga đường sắt Đà Nẵng mới
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.
Theo tiêu chuẩn quy hoạch và thiết kế đô thị của Hiệp hội quy hoạch Hoa Kỳ, xây dựng đô thị theo mô hình TOD gồm nhiều tiêu chí như: sử dụng tối đa giao thông công cộng; dần loại bỏ sự phụ thuộc vào phương tiện cá nhân; khoảng cách từ nơi ở tới các trạm dừng giao thông công cộng chỉ khoảng 0,4km và việc di chuyển tới các trạm này dễ dàng…
Điều này có nghĩa, tất cả mọi người đều có thể sử dụng hiệu quả và lành mạnh các phương thức di chuyển, với chi phí thấp nhất. Do đó, mô hình TOD được đánh giá là nền tảng cần thiết cho sự bền vững lâu dài, công bằng, thịnh vượng chung cho các đô thị.
Ví dụ điển hình cho thành công của mô hinh đô thị TOD là Tokyo của Nhật Bản. Khi tuyến đường sắt nối Tokyo tới Tsukoba hoàn thành, 18 đô thị hiện đại đã mọc lên dọc chiều dài 82 km của toàn tuyến. Kéo theo đó, giá bất động sản đã tăng chóng mặt: từ 1 USD/m2 trước khi có đường sắt chạy qua lên gấp 5.000 lần sau khi có đường sắt chạy qua.
Lựa chọn mô hình phát triển theo định hướng giao thông công cộng không chỉ tạo ra lực đẩy với giá bất động sản mà còn giải quyết nhiều vấn nạn nghiêm trọng của các đô thị.
Tại Việt Nam, ý tưởng xây dựng đô thị theo mô hình TOD đã bắt đầu từ khoảng tháng 10/2021, gắn với mạng lưới đường sắt đô thị trong các thành phố lớn. Như tại Hà Nội, viễn cảnh được hình dung là các đô thị hiện đại sẽ được hình thành dọc 9 tuyến đường sắt đô thị và 8 tuyến xe buýt nhanh BRT, cùng với hệ thống xe buýt thường. Dù chưa đạt như mục tiêu đề ra nhưng tiến độ đang được đẩy mạnh, điển hình là khu vực phía Tây thủ đô.
Tại Hà Nội, đại đô thị Vinhomes Smart City được coi là điển hình của mô hình TOD khi nằm ở giao điểm của 3 tuyến metro 5 – 6 – 7 sắp hình thành và có mạng lưới giao thông cộng cộng phát triển.
Chị Hà Minh chia sẻ, ngay từ khi chuyển tới Vinhomes Smart City, lộ trình di chuyển hàng ngày đã thay đổi. “Từ bỏ xe cá nhân, tôi là hành khách thường xuyên của VinBus. Những cảm xúc tiêu cực trước đây khi phải đánh vật trên đường hoàn toàn được trút bỏ, di chuyển tới nơi làm việc ở khu Cầu Giấy chỉ mất 25 phút” – chị Minh nói. Hàng ngày có tới 5 tuyến VinBus di chuyển vào trung tâm thành phố, còn trong phạm vi khu đô thị, tần suất là 15 phút/ chuyến.
Trong tương lai không xa, cư dân Vinhomes Smart City sẽ có cơ hội trải nghiệm đường sắt đô thị - phương tiện giao thông công cộng hiện đại sánh ngang với các đô thị hàng đầu thế giới. Sau tuyến Cát Linh – Hà Đông đã vận hành vào năm ngoái, các dự án khác cũng đang được đẩy nhanh tiến độ. Trong đó, khu đô thị nằm kề cận 2 điểm dừng đỗ, với tam giác metro được tạo thành bởi các tuyến 5 – 6 – 7, kéo phía tây lại gần các khu vực Tây Hồ, Đống Đa, Ba Đình, Nam Từ Liêm hay di chuyển tới sân bay Nội Bài, tới các tỉnh, thành lân cận.
Phía tây cũng là khu vực có tuyến xe buýt nhanh BRT đầu tiên ở Hà Nội chạy qua. Trong quy hoạch tới năm 2030, tầm nhìn 2050, sẽ có tổng cộng 8 tuyến BRT tham gia vào mạng lưới giao thông thủ đô, với lưu lượng có thể đạt 30.000 - 40.000 hành khách/ ngày. Cư dân Vinhomes Smart City có thể dễ dàng sử dụng loại phương tiện này khi 5 lối ra vào dự án đều có khả năng lưu thông ra các tuyến đường trọng điểm được bố trí các tuyến BRT như Đại Lộ Thăng Long, trục đường hướng tâm Tố Hữu – Lê Văn Lương, Lê Quang Đạo mở rộng, Lê Trọng Tấn...
Cùng với việc sở hữu ưu thế vượt trội về kết nối giao thông, Vinhomes Smart City còn có các dịch vụ tiện ích, vừa năng động hiện đại vừa nghỉ dưỡng thư thái.
Vincom Mega Mall Smart City – trung tâm thương mại thế hệ mới đầu tiên tại Việt Nam – sẽ chính thức ra mắt ngày 28/4/2022 tại Hà Nội. Với Thác nước Cầu Vồng ,công nghệ trình diễn ánh sáng và dòng sông trong nhà độc đáo, thế giới vui chơi giải trí sôi động, cùng thiên đường mua sắm cao cấp, Vincom Mega Mall Smart City dự kiến trở thành điểm đến hấp dẫn trong kỳ nghỉ lễ tới đây. Bạn đọc có thể cập nhật tin tức và sự kiện tại https://www.facebook.com/vmmsmartcity |
(VNF) - Theo kế hoạch, ga hàng hóa và công trình phụ trợ được di dời ra khu vực ga Kim Liên, ga hành khách dời về khu vực hồ Trung Nghĩa.