VN-Index kết thúc năm 2023 gần mốc 1.130 điểm, tăng trưởng trên 12%
Thanh Long -
29/12/2023 15:55 (GMT+7)
(VNF) - Nhiều nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số VN-Index sẽ kết năm 2023 trên mốc quan trọng 1.130 điểm. Tuy nhiên, việc VCB bất ngờ giảm trên 3% khiến kỳ vọng này không thể trở thành hiện thực. Dẫu vậy, luỹ kế cả năm, VN-Index vẫn tăng trưởng khá tốt, có thêm trên 12% giá trị.
Phiên giao dịch cuối cùng của năm 2023, chỉ số VN-Index tăng nhẹ 1 điểm, tương đương 0,09%, lên 1.129,93 điểm. Trên thực tế, phần lớn thời gian giao dịch trong phiên, VN-Index đều vượt trên mốc 1.130 điểm nhưng bất ngờ lại kết phiên dưới mốc này.
Sự suy giảm đột ngột của VCB - cổ phiếu có vốn hoá lớn nhất thị trường chứng khoán - là nguyên nhân quan trọng khiến VN-Index không thể kết thúc năm trên mốc 1.130 điểm. Cụ thể, VCB kết phiên giảm tới 3,02%.
Ở chiều ngược lại, khá nhiều cổ phiếu tăng tốt như HDB tăng 4,91%, VPB tăng 2,13%, BID tăng 1,64%, MSB tăng 1,56%, STB tăng 1,27%, SSB tăng 1,06%,
Cổ phiếu chứng khoán ảm đạm hơn khi đa số biến động trong biên độ hẹp dưới 1%.
Cổ phiếu bất động sản nhìn chung giao dịch khả quan. Ngoại trừ VHM hạ nhiệt khi ghi nhận mức giảm 1,14%, VRE giảm 0,85% và NLG giảm 0,95%, các mã còn lại đa phần tăng điểm, nổi bật có thể kể đến: NVL tăng 2,1%, KDH tăng 2,45%, CII tăng 2,37%, SZC tăng 1,25%, NBB tăng kịch trần.
Với nhóm sản xuất, sắc xanh cũng áp đảo sắc đỏ. Gây chú ý nhất là GVR khi tăng tới 4,43%, bên cạnh đó, SAB tăng 1,29%, DCM tăng 1,73%, DHG tăng 2,77%, DGC tăng 0,43%, DPM tăng 0,45%... Trái lại, VNM giảm 1,31%, SBT giảm 1,12%, BMP giảm 1,79%.
Cổ phiếu bán lẻ phân hoá khi MWG giảm 0,58% nhưng PNJ, FRT và DGW tăng lần lượt 1,42%, 171% và 0,19%.
Cổ phiếu năng lượng và hàng không diễn biến kém khả quan: POW, PGV và PLX cùng đứng giá tham chiếu trong khi GAS giảm 0,66%; VJC đứng giá tham chiếu còn HVN mất 0,81% giá trị.
Toàn sàn HoSE có 295 mã tăng giá, 97 mã đứng giá tham chiếu và 190 mã giảm giá. Thanh khoản khớp lệnh ở mức tương đối thấp, đạt 13.092 tỷ đồng.
(VNF) - Chưa bao giờ chợ trung tâm Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) lại rơi vào cảnh đìu hiu như hiện nay. Hàng loạt kiot tại các chợ lớn đóng cửa, khách vào chợ lèo tèo, người bán hàng phần lớn ngồi chơi smart phone