'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Theo dữ liệu được Cục Hải quan Hàn Quốc công bố ngày 21/1, các lô hàng kim chi xuất khẩu của nước này đạt 44.041 tấn, tăng 7,1% so với con số 41.118 ghi nhận năm 2022.
Con số hơn 44.000 tấn kim chi xuất khẩu trong năm 2023 đã thiết lập một kỷ lục mới trong ngành này. Kỷ lục trước đó là 42.544 tấn vào năm 2021.
Về giá trị, xuất khẩu kim chi năm 2023 đạt khoảng 156 triệu USD, tăng 10,5% so với mức 148 triệu USD ghi nhận vào năm 2022.
Năm 2023, số lượng điểm đến xuất khẩu kim chi cũng lên tới 92 quốc gia. Nhật Bản nhập khẩu 20.173 tấn kim chi và vẫn là điểm đến hàng đầu cho các sản phẩm kim chi, tiếp theo là Mỹ với 10.660 tấn. Hai quốc gia này chiếm tới 65% tổng khối lượng kim chi xuất khẩu của Hàn Quốc.
Ngoài ra, sản phẩm đặc trưng của ẩm thực Hàn Quốc cũng đã được phân phối nhiều hơn ở châu Âu.
Cụ thể, xuất khẩu kim chi sang Hà Lan đạt 1.756 tấn, trở thành nước nhập khẩu sản phẩm kim chi lớn thứ ba từ Hàn Quốc. Australia và Anh cũng mới lọt vào danh sách 5 nước nhập khẩu kim chi hàng đầu từ Hàn Quốc.
"Xuất khẩu Kimchi đã tăng đáng kể trong năm ngoái, chủ yếu là do các nội dung về Hàn Quốc (hay còn gọi là K-content) ngày càng phổ biến", một quan chức của Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn Hàn Quốc cho biết.
Theo dữ liệu, so với 5 năm trước, xuất khẩu kim chi đã tăng hơn 55%. Năm 2018, các lô hàng kim chi xuất khẩu đạt 28.197 tấn và giá trị tổng hợp của chúng vẫn ở mức 97 triệu USD.
Xuất khẩu kim chi bắt đầu tăng trưởng mạnh vào năm 2020, khi khối lượng và giá trị xuất khẩu kim chi tăng lần lượt 34,2% và 37,6% so với cùng kỳ các năm trước đó.
Xét theo công ty, Tập đoàn thực phẩm Daesang là đơn vị xuất khẩu sản phẩm kim chi hàng đầu trong năm 2023, tiếp theo là CJ Cheiljedang và Pulmuone. Xuất khẩu kim chi của Daesang chiếm 53% tổng kim chi xuất khẩu năm ngoái, củng cố vị thế của Daesang trên thị trường nước ngoài.
Giá trị lô hàng sản phẩm kim chi của Daesang vào năm 2023 cũng đạt mức cao nhất mọi thời đại là 83 triệu USD, cao gấp 2,2 lần so với năm 2018, trong khi giá trị xuất khẩu đạt 37 triệu USD.
Daesang là công ty Hàn Quốc duy nhất có cơ sở sản xuất kim chi ở Mỹ. Công ty cũng có kế hoạch xây dựng nhà máy kim chi ở Ba Lan trong năm nay để tăng xuất khẩu sang châu Âu.
Nhờ sự phát triển của âm nhạc Hàn Quốc (K-pop), văn hoá thần tượng Hàn Quốc (K-idol), phim Hàn Quốc (K-drama),...chính phủ nước này đã khéo léo lồng ghép nhiều sản phẩm văn hoá để truyền bá ra thế giới. Không chỉ kim chi, mà rất nhiều sản phẩm của văn hoá Hàn Quốc, đang ngày càng phổ biến và được tiếp nhận nhiều hơn. Nếu như trước đây, người nước ngoài chỉ biết tới đất nước Hàn Quốc ở Đông Á, thì giờ đây, rất nhiều người đã biết về nền âm nhạc Hàn Quốc, mỹ phẩm Hàn, những địa điểm đẹp hay nét văn hoá truyền thống, những món ăn ngon ở đây. Có thể nói, Hàn Quốc là một trong những quốc gia thành công nhất trong việc truyền bá văn hoá tới với thế giới. |
Xem thêm >> Kim Jung-soo: Người con dâu vực dậy thương hiệu đã 'chết chìm' của ông lớn Hàn Quốc
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.