12 dự án ngàn tỷ đắp chiếu: Con đường thoát khỏi 'danh sách đen'

L.Bằng - 11/01/2019 09:51 (GMT+7)

Bộ Công Thương từng đề xuất đưa 2 dự án ra khỏi "danh sách đen" 12 dự án thua lỗ, kém hiệu quả do có tiến triển tích cực.

Bộ Công Thương đang xây dựng báo cáo đề xuất tiêu chí, quy trình và thủ tục đưa dự án, doanh nghiệp ra khỏi danh sách 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.

Theo đó, để đưa các dự án, doanh nghiệp ra khỏi danh sách 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương, Bộ Công Thương đề xuất 5 tiêu chí.

Thứ nhất, về đầu tư: dự án đã được xác định xong các thủ tục quyết toán dự án hoàn thành và các vướng mắc, tranh chấp với nhà thầu tại hợp đồng EPC của dự án đã được giải quyết dứt điểm.

Thứ hai, về sản xuất kinh doanh: dự án có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định và có lãi từ một năm trở lên, đồng thời phải có phương án sản xuất kinh doanh ổn định và có lãi trong các năm tiếp theo.

Cần tiêu chí rõ ràng để đánh giá sự tiến triển của 12 dự án kém hiệu quả ngành Công Thương

Thứ ba, về tình hình tài chính: dự án không còn phát sinh nợ quá hạn tại cá tổ chức tín dụng có quan hệ cho vay vốn đối với dự án.

Thứ tư, chấp hành đầy đủ pháp luật về nghĩa vụ thuế và các khoản thu nộp ngân sách khác

Thứ năm, hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao trực tiếp cho dự án, doanh nghiệp triển khai theo kế hoạch hành động thực hiện "Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương".

Về quy trình và thủ tục, theo dự thảo: Ban Chỉ đạo Chính phủ ban hành quyết định của Ban Chỉ đạo về tiêu chí, quy trình và thủ tục đối với các dự án, doanh nghiệp đủ điều kiện để đưa ra khỏi danh sách dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương.

Các tập đoàn, tổng công ty có dự án, doanh nghiệp căn cứ theo các tiêu chí nêu trên, xây dựng và hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xin ý kiến về việc đưa dự án, doanh nghiệp thuộc đơn vị mình ra khỏi danh sách đối với các dự án, doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí của Ban Chỉ đạo.

Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành thẩm định hồ sơ của các dự án, doanh nghiệp; xây dựng Tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Chính phủ - Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ xin ý kiến về việc đưa dự án, doanh nghiệp ra khỏi danh sách.

Theo Bộ Công Thương, sau gần 2 năm thực hiện nghị quyết của Quốc hội và hơn 1 năm thực hiện đề án xử lý các dự án theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, tình hình 12 dự án, doanh nghiệp đã có những chuyển biến tích cực. Cụ thể, trong số 6 nhà máy trước đây có hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng thua lỗ thì đến nay có 2 nhà máy hoạt động sản xuất kinh doanh bước đầu có lãi là Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 1-Hải Phòng và Nhà máy thép Việt - Trung.

4 nhà máy còn lại từng bước khắc phục khó khăn, điển hình như Nhà máy đạm Hà Bắc; Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2-Lào Cai đều đã giảm lỗ.

Trong số 3 dự án trước đây bị dừng sản xuất kinh doanh đến nay có 2 dự án vận hành sản xuất trở lại. Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi polyestes Đình Vũ vận hành trở lại 3 dây chuyền của phân xưởng sợi Filament từ ngày 20/4/2018 và nâng lên 6 dây chuyền từ ngày 1/11/2018; dự án nhà máy sản xuất nhiên liệu sinh học Quảng Ngãi đã vận hành lại từ ngày 14/10/2018.

Đối với 3 dự án xây dựng dở dang, ngoài dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam đang thực hiện phương án bán đấu giá toàn bộ tài sản và hàng hóa tồn kho, dự án Nhà máy ản xuất nhiên liệu sinh học Phú Thọ tiếp tục gặp khó khăn do PVOil không phải cổ đông chính (chiếm 39,76%), các cổ đông ngoài ngành (chiếm 60,24%) không góp thêm vốn để tiếp tục triển khai dự án. Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 nhà máy gang thép Thái Nguyên chưa giải quyết được tranh chấp hợp đồng EPC với tổng thầu là Tập đoàn Luyện kim Trung Quốc (MCC) và các nhà thầu phụ.

Bộ Công Thương khẳng định việc xử lý các dự án đã đảm bảo thực hiện theo đúng nguyên tắc của cơ chế thị trường; tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Nhà nước không cấp thêm vốn vào các dự án.

Theo Vietnamnet
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

Giới thiệu ông Trần Thanh Mẫn để bầu làm Chủ tịch Quốc hội

(VNF) - Ông Trần Thanh Mẫn hiện là Phó chủ tịch thường trực Quốc hội khoá XV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

Chính phủ đề nghị đưa Luật Đất đai hiệu lực sớm 6 tháng

(VNF) - Ngoài Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản cùng được Chính phủ trình Quốc hội cho phép thi hành từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 6 tháng.

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Tô Lâm được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước

(VNF) - Trung ương đã thống nhất giới thiệu Đại tướng Tô Lâm, ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an để Quốc hội khoá XV để bầu giữ chức Chủ tịch nước.

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

Thủ tướng: Nghiên cứu lãi vay NOXH thấp hơn 3-5% vay thương mại

(VNF) - Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu gói tín dụng cho người mua, kéo dài thời gian vay lên 10 - 15 năm, lãi suất ưu đãi thấp hơn từ 3 - 5% so với vay thương mại.

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Trung ương thống nhất cao phương án nhân sự Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Tổng Bí thư cho biết, Trung ương thống nhất cao về phương án kiện toàn Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội để Đảng đoàn Quốc hội giới thiệu với Quốc hội quyết định tại kỳ họp thứ 7 ngày 20/5

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

Phát Đạt: Bước trên băng mỏng

(VNF) - Phát Đạt đã vật lộn để trải qua một năm 2023 đầy thách thức. Và dường như, điều ấy đã để lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của những người đứng đầu tập đoàn này khi năm 2024, mỗi toan tính bước đi của Phát Đạt đều thận trọng như người bước trên băng mỏng.

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

Biệt thự 500 tỷ của đại gia Quảng Ninh: Trang hoàng như cung điện

(VNF) - Choáng ngợp trước căn biệt thự rộng 1.000m2 của đại gia Quảng Ninh với những món đồ nội thất đắt đỏ, đặc biệt là hàng tùng cảnh hơn 800 năm tuổi đời. Biệt thự xây dựng với giá 500 tỷ đồng

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

Tài chính xanh: Số hóa để 'ai cũng trồng rừng', lãi hơn gửi tiết kiệm

(VNF) - Nhờ số hoá, mọi người có thể tham gia trực tiếp vào trồng rừng, cải tạo rừng. Đầu tư trồng rừng như vậy, theo tính toán, sẽ mang lại lợi ích gấp hàng trăm lần gửi tiền tiết kiệm ngân hàng.

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

TP.HCM: Xử phạt 21 vụ liên quan đến kinh doanh vàng

(VNF) - Cục Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra 35 cơ sở kinh doanh vàng trên địa bàn, qua đó tạm giữ 719 đơn vị sản phẩm không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

'Nhiệt độ toàn cầu tăng 1 độ C sẽ khiến GDP thế giới giảm 12%'

(VNF) - Theo nghiên cứu mới nhất, thiệt hại kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra còn tồi tệ hơn gấp 6 lần so với tưởng tượng trước đây.