'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Trong quá trình hoạt động, động cơ đốt trong thải ra các chất như CO, CO2, NOx, HC, Pb, CFC và các hợp chất của lưu huỳnh. Ngoài việc gây ô nhiễm trực tiếp, các chất thải này khi phát tán vào không khí sẽ bị phân tích hoặc tổng hợp tạo ra các hợp chất khác nhau có thể gây ung thư cho con người và làm thay đổi môi trường sinh thái, khí hậu.
Theo Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (EPA), con người tiếp xúc với khí thải diesel có thể dẫn đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như hen suyễn, các bệnh về đường hô hấp, làm trầm trọng thêm các bệnh nền, đặc biệt là ở người già và trẻ em.
Khí thải từ động cơ diesel góp phần tạo ra ozone ở tầng mặt đất, gây hại cho mùa màng, cây cối và các thảm thực vật khác.
EPA cũng đặc biệt nhấn mạnh tới tình trạng biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chất lượng không khí và nước, mực nước biển, hệ sinh thái và nông nghiệp.
Theo đó, giảm phát thải khí nhà kính từ động cơ diesel có thể giúp giải quyết phần lớn vấn đề ô nhiễm môi trường, cải thiện an ninh năng lượng của quốc gia cũng như củng cố nền kinh tế.
Nhiều năm gần đây, không chỉ các nhà hoạt động vì môi trường mà chính phủ các nước trên thế giới cũng đang có những động thái nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của việc sử dụng ô tô chạy bằng động cơ đốt trong.
Trong một tuyên bố hôm 27/10, Nghị viện châu Âu cho biết, các nhà đàm phán của EU đã đồng ý về một thỏa thuận liên quan đến đề xuất của Ủy ban châu Âu về "phương tiện di chuyển không phát thải vào năm 2035".
Theo thỏa thuận, các nhà sản xuất ô tô sẽ được yêu cầu giảm 55% lượng khí thải của ô tô mới bán ra vào năm 2030 so với năm 2021, trước khi đạt mức cắt giảm 100% vào năm 2035.
Nghị viện cũng cho biết các nhà sản xuất ô tô nhỏ hơn sản xuất tới 10.000 xe ô tô mới hoặc 22.000 xe tải mới có thể được miễn trừ cho đến cuối năm 2035.
Thỏa thuận này gửi đi tín hiệu tích cực trước thềm Hội nghị Liên Hợp Quốc lần thứ 27 về chống biến đổi khí hậu, hay còn gọi COP26. Điều này một lần nữa cho thấy Liên minh châu Âu nghiêm túc trong việc thông qua các luật cụ thể để đạt được những mục tiêu tham vọng hơn về khí hậu.
Theo số liệu của Liên minh châu Âu, giao thông vận tải là lĩnh vực duy nhất phát thải khí nhà kính tăng trong ba thập kỷ qua, tăng 33,5% từ năm 1990 đến năm 2019. EU muốn giảm đáng kể lượng khí thải từ giao thông vận tải vào năm 2050 và thúc đẩy việc sử dụng xe điện.
Thông tin này nhận được sự ủng hộ của các nhà hoạt động vì môi trường. Bà Julia Poliscanova, giám đốc nhóm vận động Giao thông & Môi trường tại Brussels chia sẻ: "Những ngày của khí thải carbon, động cơ đốt trong gây ô nhiễm cuối cùng cũng sắp đi đến hồi kết".
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô châu Âu cho biết họ đang thúc giục "các nhà hoạch định chính sách châu Âu cấp phép thiết bị cao cấp hơn để triển khai các điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển không phát thải".
Giám đốc điều hành hãng xe BMW, ông Oliver Zipse, cho biết: "Quyết định cực kỳ sâu rộng này là chưa có tiền lệ. Điều đó có nghĩa là Liên minh châu Âu sắp tới sẽ là khu vực đầu tiên và duy nhất trên thế giới sử dụng hoàn toàn xe điện".
Xem thêm >> Triển vọng kinh tế Nga được cải thiện, GDP chỉ giảm 3%
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.