'Thăm' khu đất xây 365 căn nhà ở xã hội ngay trong nội đô Hà Nội
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.
Nút giao thông An Sương có quy mô 3 tầng, với tầng hầm gồm 2 đường hầm cho xe lưu thông theo hướng từ đường Trường Chinh qua Quốc lộ 22 và ngược lại; tầng trên mặt đất gồm nút giao với đảo tròn trung tâm, hệ thống cây xanh, chiếu sáng, đèn tín hiệu; tầng trên cùng là cầu vượt cho xe lưu thông theo hướng Quốc lộ 1, với mục tiêu giải quyết “điểm đen” về ùn tắc, tai nạn giao thông ở khu vực cửa ngõ Tây Bắc Thành phố.
Công trình Nút giao thông An Sương đã được xây dựng qua 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (hạng mục cầu vượt trên Quốc lộ 1) do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận làm chủ đầu tư đã thi công hoàn thành vào tháng 7/2002 với tổng chiều dài cầu 245,7m, bề rộng cầu 18,6m.
Giai đoạn 2 của công trình đã được triển khai thông qua dự án Xây dựng hầm chui tại nút giao thông An Sương do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông làm chủ đầu tư với quy mô bao gồm: xây dựng hầm chui đôi theo hướng Trường Chinh - Quốc lộ 22, mỗi hướng một hầm, mỗi hầm rộng 9m (đáp ứng 2 làn xe). Tổng chiều dài 2 hầm là 830m (trong đó phần hầm kín bê tông cốt thép dài 125mx2 hầm = 250m, phần hầm hở bê tông cốt thép dạng chữ U có tổng chiều dài 580m nối từ hầm kín về các hướng Quốc lộ 22 và đường Trường Chinh).
Bên cạnh đó, dự án còn đầu tư mở rộng phần đường phía xã Bà Điểm; lắp đặt bổ sung hệ thống chiếu sáng, cây xanh, mảng xanh, biển báo giao thông ... hoàn chỉnh khu vực nút giao. Dự án có tổng mức đầu tư 514 tỷ đồng.
Trước đó, trong tháng 8/2020 và đầu tháng 9/2020, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông hoàn thành 4 dự án như: xây dựng kè chống sạt lở bờ trái sông Sài Gòn (khu vực phường Thảo Điền, quận 2); nạo vét, cải tạo khai thông luồng rạch Lá - Tắc Tây Đen; xây dựng kè chống sạt lở bờ tả rạch Ông Lớn (khu vực văn phòng Đội Quản lý thiết bị và phương tiện thủy); nâng cấp, mở rộng đường Tô Ký (đoạn từ Đặng Thúc Vịnh đến ngã Ba Bầu).
Trong thời gian từ nay đến tháng 10, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông sẽ thi công hoàn thành: dự án Nâng cấp, cải tạo đường Trần Văn Giàu, đoạn từ giáp Tỉnh lộ 10 hiện hữu đến đường Nguyễn Cửu Phú; gói thầu I – dự án Cải thiện môi trường nước Thành phố, giai đoạn 2. Ngoài ra, công trình xây dựng cầu tạm (kết cấu thép) An Phú Đông cũng sẽ được hoàn thành, đưa vào khai thác sử dụng phục vụ người dân thành phố.
Như vậy, trong tháng 8, tháng 9 và tháng 10 năm 2020, TP. HCM sẽ có tổng cộng 8 công trình, dự án được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông thi công hoàn thành, đưa vào khai thác phục vụ người dân.
8 dự án bao gồm: cao tốc TP. HCM – Mộc Bài (tổng vốn hơn 13.600 tỷ đồng) dài khoảng 50 km, 4 làn xe; 2 cây cầu (198 tỷ đồng) trên tuyến đường N2 và N4 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm; hai đoạn đường Vành đai 2 (hơn 13.300 tỷ đồng); nút giao An Phú (hơn 1.000 tỷ đồng, quận 2); mở rộng quốc lộ 50 (gần 1.500 tỷ đồng); cải tạo quốc lộ 22 (935 tỷ đồng) và cầu đường Nguyễn Khoái (2.556 tỷ đồng) nối quận 1, 4 và 7.
Tổng mức đầu tư của 8 dự án này là hơn 33.000 tỷ đồng.
Toàn TP. HCM hiện có 75 dự án đang thi công, tuy nhiên có đến 43 dự án đang bị ảnh hưởng mặt bằng. Trong đó có 8 dự án buộc phải dừng thi công hai năm qua do vướng mặt bằng.
(VNF) - Dự án nhà ở xã hội NO1 thộc Khu đô thị mới Hạ Đình, phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân và xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.