Mưa như trút nước, đường phố Đà Nẵng bị ngập sâu
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.
Hai nước Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk (DPR) và Lugansk (LPR) cùng hai tỉnh Kherson và Zaporozhye bắt đầu lấy ý kiến người dân về việc sáp nhập vào Nga từ hôm nay (23/9). 4 khu vực này chiếm khoảng 15% lãnh thổ Ukraine.
Theo hãng tin Tass, 4 khu vực này sử dụng phương pháp truyền thống bầu trên giấy và không bỏ phiếu kỹ thuật số. Vì lý do an ninh, việc bỏ phiếu trực tiếp sẽ diễn ra vào duy nhất ngày 27/9. Trong 4 ngày trước đó, việc bỏ phiếu được tổ chức theo các địa phương, hoặc gửi các lá phiếu theo đường bưu điện, hoặc giới chức trách đến nhà thu phiếu.
Tại hai nước cộng hòa tự xưng DPR và LPR, tiếng Nga là ngôn ngữ duy nhất được viết trên phiếu bầu. Trong khi đó, tại hai vùng Zaporozhye và Kherson, các lá phiếu được in bằng tiếng Nga và tiếng Ukraine.
Sẽ có gần 2000 điểm bỏ phiếu tại khắp 4 tỉnh miền Đông Ukraina và một số tại Nga, nơi những người Ukraine tại miền Đông đang sơ tán.
Cả bốn khu vực đều cam kết sẽ tối đa hóa tính minh bạch và hợp pháp của các cuộc trưng cầu ý dân và quá trình bỏ phiếu sẽ “được các quan sát viên quốc tế giám sát”.
Các quốc gia phương Tây, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Tổ chức An ninh và Hợp tác ở châu Âu (OSCE) đã gay gắt chỉ trích việc 4 khu vực thuộc Ukraine trưng cầu dân ý sáp nhập vào Nga và tuyên bố rằng họ sẽ không công nhận kết quả bỏ phiếu.
Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng đã lên tiếng phản đối động thái này.
Phát biểu sau cuộc họp khẩn cấp của các bộ trưởng ngoại giao EU ngày 23/9, Cao ủy chính sách đối ngoại Josep Borrell cho biết khối đã thống nhất về việc áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga sau kế hoạch tổ chức các cuộc trưng cầu dân ý sáp nhập Nga ở các nước cộng hòa tự xưng ở Donbass và các khu vực do Nga kiểm soát ở Ukraine.
Ông Borrell cho biết các biện pháp trừng phạt mới sẽ được triển khai sớm và có sự phối hợp với các đối tác của EU, nhắm vào nền kinh tế Nga, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ. Bên cạnh đó, EU cũng sẽ đưa một số cá nhân vào danh sách đen.
Cao ủy chính sách đối ngoại Josep Borrell khẳng định sẽ tiếp tục tăng cường hỗ trợ quân sự và tiếp tục cung cấp vũ khí cho Ukraine.
Về phía Ukraine, giới chức nước này cam kết tiếp tục nỗ lực để giành lại các vùng lãnh thổ từ phía lực lượng Nga.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moscow sẽ tôn trọng kết quả các cuộc trưng cầu dân ý của 4 khu vực DPR, LPR, Kherson và Zaporozhye, đồng thời sẽ cung cấp đảm bảo an ninh cho các cuộc bỏ phiếu để người dân được bày tỏ mong muốn của mình.
Trong tuyên bố đưa ra ngày 23/9, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov lưu ý rằng quốc gia đầu tiên công nhận sự độc lập của DPR và LPR không phải là Nga, mà là Nam Ossetia.
"Sau quyết định của Nga, Abkhazia, Syria và Triều Tiên cũng đã làm điều tương tự. Nga đã công nhận nền độc lập của các nước cộng hòa tại vùng Donbass trong biên giới được quy định trong hiến pháp của họ”, ông Lavrov nhấn mạnh.
Ông Leonid Slutsky, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Nga, thì khẳng định rằng sẽ không còn có cuộc đàm phán nào với Ukraine sau khi DPR và LPR cùng hai tỉnh Kherson và Zaporozhye quyết định sáp nhập vào Nga.
Xem thêm >> Châu Âu chi tới 500 tỷ euro ứng phó khủng hoảng năng lượng
(VNF) - Mưa lớn kéo dài nhiều giờ liền khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP. Đà Nẵng ngập nặng. Học sinh phải nghỉ học, nhiều cơ quan cũng cho người lao động nghỉ làm.