5 trường hợp sẽ bị ngừng cấp hóa đơn điện tử từ 1/11/2018

Duy Phan - 25/10/2018 11:50 (GMT+7)

(VNF) - Nghị định 119/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ 1/11/2018 quy định 5 trường hợp sẽ bị cơ quan thuế ngừng cấp hóa đơn điện tử. Các trường hợp này sẽ chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

VNF
Từ 1/11/2018, 5 trường hợp sẽ bị ngừng cấp hóa đơn điện tử. (Ảnh minh họa)

Đại diện Tổng cục Thuế cho biết Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định 5 trường hợp cơ quan thuế ngừng cấp mã hóa đơn điện tử. Trường hợp thứ nhất là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế.

Trường hợp thứ hai là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.

Thứ ba là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh.

Trường hợp thứ 4 là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế.

Trường hợp thứ 5 là những trường hợp theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.

Tổng cục Thuế cũng cho biết các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp bị ngừng cấp mã hóa đơn điện tử nêu trên được tiếp tục sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế sau khi thông báo với cơ quan thuế về việc tiếp tục kinh doanh, hoặc được cơ quan thuế khôi phục mã số thuế, được bãi bỏ quyết định cưỡng chế nợ thuế.

Cũng theo đại diện Tổng cục Thuế, Nghị định 119 quy định rõ về đối tượng, nguyên tắc lập quản lý và sử dụng hoá đơn điện tử. Theo đó, đối tượng áp dụng là các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ; tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ; tổ chức cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử; cơ quan quản lý thuế các cấp và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng hóa đơn.

Ngoài đối tượng là các tổ chức, doanh nghiệp, Nghị định 119 cũng quy định hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và có doanh thu năm trước liền kề từ 3 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 tỷ đồng trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ phải sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế.

Hộ, cá nhân kinh doanh không thuộc diện bắt buộc nhưng có thực hiện sổ sách kế toán nếu có yêu cầu thì cũng được áp dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định.

Riêng hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, bán lẻ thuốc tân dược, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng tại một số địa bàn có điều kiện thuận lợi thì triển khai thí điểm hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ năm 2018.

Đối với hộ, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hoá đơn điện tử có mã của cơ quan thuế nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng thì được cấp hoá đơn điện tử có mã xác thực theo từng lần phát sinh và phải khai, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hoá đơn điện tử.

Cùng chuyên mục
Tin khác
Hình dáng cầu vượt biển dài nhất miền Trung vươn mình qua cửa Thuận An

Hình dáng cầu vượt biển dài nhất miền Trung vươn mình qua cửa Thuận An

(VNF) - Cầu vượt qua cửa biển Thuận An đang dần được hoàn thành, trên vùng cửa biển mênh mông, cây cầu và tuyến đường nổi lên như 1 nét chấm phá tuyệt đẹp. Công trình cũng được kỳ vọng là động lực thúc đẩy phát triển vùng ven biển Thừa Thiên Huế. Xin giới thiệu những hình ảnh mới nhất về cầu vượt biển dài nhất miền Trung của tác giả Minh Tú tham dự cuộc thi 'Đánh thức những miền đất'.