Ba Lan: ‘Đóng băng’ là chưa đủ, cần dỡ bỏ luôn Dòng chảy phương Bắc 2

Thanh Tú - 24/08/2022 11:14 (GMT+7)

(VNF) - Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho rằng để đáp trả thích đáng cho việc Nga “động binh” với Ukraine thì việc đóng băng đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 (Nord Stream 2) là không đủ mà cần dỡ luôn đường ống này.

VNF
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda.

"Khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine thì sự thay đổi chính sách của phương Tây không chỉ nhắm đến việc ngừng hoạt động của Dòng chảy phương Bắc 2 mà còn là việc thanh lý, tháo dỡ hoàn toàn đường ống này", Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda phát biểu nhân chuyến thăm thủ đô Kiev của Ukraine ngày 23/8.

Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án hợp tác giữa tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga cùng các công ty châu Âu là công ty Uniper và công ty Wintershall Dea thuộc tập đoàn BASF của Đức, Tập đoàn dầu khí quốc tế Shell, tập đoàn OMV của Áo và Tập đoàn Engie của Pháp.

Tuyến đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua biển Baltic đến Đức với chiều dài 1.234km được xây dựng với công suất 55 tỷ m3 khí đốt mỗi năm với tổng số tiền đầu tư ước tính khoảng 11 tỷ USD. Trong đó, Gazprom đã thanh toán một nửa chi phí xây dựng đường ống, phần còn lại sẽ do các tập đoàn châu Âu thanh toán.

Cuối tháng 12/2021, người đứng đầu Gazprom, ông Alexei Miller thông báo rằng đường ống đã hoàn toàn sẵn sàng hoạt động.

Tuy nhiên, sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine hồi cuối tháng 2, Đức đã đóng băng các thủ tục liên quan đến Dòng chảy phương Bắc 2 và đình chỉ chứng nhận đường ống này.

Ba Lan và các nước phía đông của Liên minh châu Âu (EU) khác từ lâu đã chỉ trích dự án của Nga-Đức là tạo đòn bẩy cho Điện Kremlin đối phó với châu Âu và khiến an ninh năng lượng của lục địa này gặp nguy hiểm.

Dù vậy, nhiều doanh nghiệp và quan chức Đức lại vận động chính phủ khơi thông đường ống Dòng chảy phương Bắc 2 để chuẩn bị cho mùa đông sắp tới.

Theo quy định mới của EU, Đức, nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất ở châu Âu, sẽ phải tiết kiệm lượng khí đốt tiêu thụ nhiều hơn đáng kể so với các nước EU khác. Theo số liệu của Ủy ban châu Âu, từ đầu tháng 8/2022 cho đến tháng 3/2023, Đức sẽ phải tiết kiệm khoảng 10 tỷ m3 khí đốt tiêu thụ để có thể đạt mục tiêu mà các nước EU đã đề ra.

Mới đây, phát biểu tại một cuộc thảo luận mở ở Bộ Kinh tế Đức ngày 21/8, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck nhấn mạnh rằng Đức đã mắc sai lầm khi phụ thuộc nhiều vào khí đốt của Nga.

Theo ý kiến ​​của ông nếu bây giờ "sự phụ thuộc vào khí đốt từ Nga gia tăng, tất cả các bài học của những tháng qua sẽ bị lãng quên". Thay vào đó, Bộ trưởng Habeck cho rằng Đức nên phát triển các nguồn năng lượng mới. Do đó, ông phản đối việc cấp phép vận hành cho đường ống Dòng chảy phương Bắc 2.

Xem thêm >> Trung Quốc bất ngờ tuyên bố xóa nợ cho 17 nước châu Phi

Theo RT
Cùng chuyên mục
Tin khác
Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

Khu chợ hơn 300 tỷ chịu cảnh 'chết yểu' ở Lạng Sơn

(VNF) - Dù được đầu tư hàng trăm tỉ đồng, song Trung tâm thương mại - chợ Đồng Đăng lại rơi vào cảnh đìu hiu, hoang vắng ngắt. Cả khu thương mại lớn được đầu tư xây dựng bề thế nay đã phải đóng cửa.