Hai cây cầu trăm tỷ kết nối Bình Dương với TP. HCM và Tây Ninh
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.
Dự án KCN Yên Lư thực hiện trên quy mô khoảng 377 ha. Theo kế hoạch UBND tỉnh giao, khâu giải phóng mặt bằng (GPMB) được chia làm 3 giai đoạn, do UBND huyện Yên Dũng chủ trì. Đợt 1, giải phóng 150 ha, hoàn thành trước ngày 15/10/2022; đợt 2 là 120 ha, xong trước 30/7/2023; đợt 3 là 107 ha, hoàn thành trước 30/1/2024. Công ty cổ phần Bất động sản Capella là chủ đầu tư xây dựng hạ tầng KCN này.
Huyện ủy, UBND huyện Yên Dũng đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với chủ đầu tư đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án; thường xuyên kiểm điểm, nắm bắt tình hình, tháo gỡ vướng mắc. Đến nay, huyện đã xây dựng kế hoạch thu hồi đất và thông báo thu hồi đợt 1 với diện tích 173,47 ha đất, tập trung tại các thôn: Yên Hồng, Yên Tập Bắc, Yên Tập Bến, Yên Tập, Long Trường Vân, An Thái, Yên Tập Cao.
Tuy nhiên, tiến độ thực hiện dự án đang bị chậm so với kế hoạch chi tiết UBND huyện Yên Dũng xây dựng. Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng Hoàng Văn Thanh cho biết dự án KCN Yên Lư có diện tích thu hồi lớn, ảnh hưởng lớn đến nhiều mặt đời sống, xã hội của người dân. Địa bàn GPMB nằm giáp ranh với tỉnh Bắc Ninh có đơn giá bồi thường cao hơn so với tỉnh Bắc Giang khiến người dân băn khoăn, so sánh khi bàn giao mặt bằng.
Tổng thể KCN Yên Lư quy hoạch với diện tích lớn nên khu vực và phần đất còn lại để bố trí các công trình công cộng của địa phương gặp khó khăn. Những hạn chế trong giao đất, cho thuê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất những năm trước chưa được giải quyết dứt điểm dẫn đến việc xác nhận nguồn gốc sử dụng đất, diện tích bồi thường, hỗ trợ GPMB mất nhiều thời gian.
Một số hộ tự bỏ diện tích được chia theo định suất ra để làm đường, mương nay đề nghị được bồi thường, hỗ trợ như đất giao ổn định. Trong khu vực dự án có số lượng lớn mộ phải di dời, nhiều công trình công cộng, trong khi công tác quy hoạch, mở rộng bồi thường, GPMB cần có thời gian để trình duyệt và hoàn chỉnh hồ sơ. Mặt khác, số công trình dự án trên địa bàn huyện nhiều, diện tích GPMB lớn. Những yếu tố trên ảnh hưởng đến tiến độ GPMB KCN Yên Lư.
Đại diện lãnh đạo huyện Yên Dũng kiến nghị UBND tỉnh thu hồi, bồi thường hết số diện tích còn lại của các thôn Yên Tập Bắc, Yên Tập Bến (khi xây dựng KCN thì diện tích còn lại sẽ khó canh tác do không bảo đảm tiêu, tưới). Cùng với đó, quan tâm hỗ trợ xã, các thôn xây dựng công trình phúc lợi (nhà văn hóa, sân thể thao, trạm y tế, mở rộng trường học...).
Diện tích còn lại (sau quy hoạch mở rộng KCN giai đoạn 2), đề nghị UBND tỉnh dành quỹ đất để phát triển vào các mục đích chung của xã, của địa phương (đất ở, dịch vụ, thương mại, công trình công cộng....). Chỉ đạo chủ đầu tư, các ngành chức năng thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết cả hai giai đoạn (giai đoạn 1 là 377 ha, giai đoạn 2 là 233 ha) cần bảo đảm kết nối chung.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn yêu cầu Sở Xây dựng sớm điều chỉnh phê duyệt quy hoạch phân khu trong KCN; Sở Tài nguyên và Môi trường tích cực cùng huyện tháo gỡ vướng mắc. Ông Phan Thế Tuấn nhấn mạnh, đây là dự án “huyết mạch”, góp phần tăng sức hút, thúc đẩy phát triển công nghiệp của tỉnh. Vì vậy cần tăng cường tuyên truyền, tạo sự đồng thuận, bảo đảm GPMB đúng kế hoạch.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang thông tin, thời gian qua nhiều nhà đầu tư tìm đến Bắc Giang nhưng tỉnh lại thiếu quỹ đất công nghiệp, ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của tỉnh. Dự án KCN Yên Lư là dự án trọng điểm của tỉnh, huyện, nếu thành công sẽ mang lại lợi ích lâu dài.
Với ý nghĩa đó, các ngành, huyện Yên Dũng và chủ đầu tư hạ tầng cần phối hợp tập trung thực hiện trong thời gian tới. Huyện Yên Dũng mở đợt cao điểm trong 2 tháng về GPMB KCN Yên Lư. Song song với đó, chủ đầu tư khẩn trương hoàn thành, sớm khởi công trạm xử lý nước thải, nghĩa trang; có mặt bằng đến đâu, xin cấp phép san lấp đến đó. Riêng trạm xử lý nước thải chậm nhất khởi công trong tháng 10 vì đây là hạng mục các nhà đầu tư thứ cấp rất quan tâm. Huyện Yên Dũng cần đẩy nhanh tiến độ thi công đường nối với huyện Việt Yên, nhà ở dành cho công nhân.
Chủ tịch UBND tỉnh phân công Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thế Tuấn chỉ đạo, kiểm điểm hằng tháng tiến độ thực hiện KCN Yên Lư; huyện kiểm điểm tiến độ hằng tuần.
Về GPMB, huyện cùng chủ đầu tư cần thống nhất về việc thu hồi trọn thửa của người dân, hạn chế khiếu kiện. Đề nghị Sở Xây dựng sớm điều chỉnh quy hoạch phân khu, hỗ trợ chủ đầu tư các thủ tục thẩm định xây dựng, cấp phép xây dựng. Huyện Yên Dũng quan tâm quy hoạch công trình phúc lợi của xã; đánh giá tác động thu hồi đất đối với người dân để có hướng xử lý hiệu quả.
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương lưu ý, sau cuộc họp này, UBND huyện Yên Dũng xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện dự án, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 20/8.
Cầu Bình Gởi và Thanh An (Bình Dương) đang khẩn trương thi công cùng hoàn thành vào năm 2025. Trong tương lai, Bình Dương sẽ có thêm 7 cây cầu kết nối TP.HCM và Tây Ninh.