Bắc Kinh: ‘Biển Đông không nên trở thành công cụ để kiềm chế và đàn áp Trung Quốc’

Thanh Tú - 26/04/2021 15:19 (GMT+7)

(VNF) - Trung Quốc mới đây tiếp tục bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) năm 2016 và nhấn mạnh rằng Biển Đông không nên trở thành công cụ để một số quốc gia kiềm chế và đàn áp Trung Quốc.

VNF
Nhóm tàu Trung Quốc neo đậu trái phép tại khu vực bãi Ba Đầu thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ngày 23/3. Ảnh: Maxar.

Tuyên bố được đưa ra sau khi Liên minh châu Âu (EU) ngày 24/4 lên tiếng cáo buộc Trung Quốc gây nguy hiểm cho hòa bình ở Biển Đông và kêu gọi tất cả các bên tuân thủ phán quyết của PCA năm 2016.

Ngày 12/7/2016, Tòa trọng tài thành lập theo phụ lục VII Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (hay còn được gọi vắn tắt là Tòa trọng tài quốc tế về Biển Đông) đã ra phán quyết trong vụ việc liên quan Biển Đông do Philippines đệ trình.

Phán quyết của tòa đã bác bỏ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, bao gồm cả "Đường chín đoạn" bao phủ 3,5 triệu km2 ở Biển Đông do nước này tự vẽ ra và cái gọi là chủ quyền lịch sử là không có cơ sở pháp lý.

Trong tuyên bố đăng trên website của Cơ quan hành động đối ngoại châu Âu (EEAS) ngày 24/4, EU cho rằng những căng thẳng ở Biển Đông, bao gồm sự hiện diện của các tàu Trung Quốc cỡ lớn thời gian gần đây tại Đá Ba Đầu (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam) gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định trong khu vực.

EU còn lặp lại sự phản đối của khối đối với bất kỳ hành động đơn phương có thể làm suy yếu hòa bình khu vực và trật tự dựa trên luật, đồng thời kêu gọi tất cả các bên giải quyết tranh chấp thông qua các phương tiện hòa bình theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, kể cả các cơ thể giải quyết tranh chấp của công ước này.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh tàu Trung Quốc thời gian gần đây tăng cường hiện diện trái phép ở Đá Ba Đầu và một số thực thể khác trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trước đó, Philippines ngày 23/4 tiếp tục gửi 2 công hàm ngoại giao phản đối sự hiện diện của tàu cá và tàu hải cảnh Trung Quốc trên Biển Đông.

Hãng tin Reuters dẫn lời Bộ Ngoại giao Philippines cho biết các quan chức hàng hải nước này đã quan sát thấy "những hành động và sự hiện diện trái phép" của 160 tàu cá và tàu dân quân Trung Quốc quanh quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough kể từ ngày 20/4 vừa qua. Bên cạnh đó, khoảng 5 tàu tuần duyên Trung Quốc cũng bị phát hiện xung quanh những khu vực này.

"Sự hiện diện tràn ngập và mang tính đe dọa của các tàu Trung Quốc đang tạo ra môi trường bất ổn và là sự coi thường trắng trợn các cam kết của Trung Quốc nhằm thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực", Bộ Ngoại giao Philippines nhấn mạnh.

Tuy nhiên, trong tuyên bố hồi cuối quần qua, phái đoàn Trung Quốc tại EU bác bỏ cáo buộc của EU rằng các tàu của Trung Quốc trên Biển Đông đã gây nguy hiểm cho hòa bình và an ninh khu vực.

Tuyên bố của Trung Quốc cũng khẳng định chủ quyền, quyền và lợi ích của Trung Quốc ở Biển Đông đã được hình thành trong "quá trình lịch sử lâu dài và phù hợp với luật pháp quốc tế" và tiếp tục bác bỏ phán quyết của PCA.

“Biển Đông không nên trở thành công cụ để một số quốc gia kiềm chế và đàn áp Trung Quốc, càng không nên trở thành sàn đấu giữa các cường quốc”, tuyên bố của Trung Quốc viết.

Trung Quốc thời gian gần đây tỏ ra lo lắng trước việc các nước châu Âu và nhiều quốc gia khác đang hưởng ứng lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Joe Biden về "cách tiếp cận phối hợp" nhằm ứng phó với Trung Quốc.

Cho tới nay, điều này đã được hiện thực hóa một phần sau khi hàng loạt nước trừng phạt Trung Quốc liên quan đến vấn đề Hong Kong và Tân Cương.

Xem thêm >> 'Thủ tướng đã trao đổi cùng lãnh đạo các nước ASEAN về nhiều vấn đề chiến lược'

Theo Reuters
Ý kiến (0)
Cùng chuyên mục
Các nhà mạng dốc tiền đầu tư 5G, tính thu về tỷ USD

Các nhà mạng dốc tiền đầu tư 5G, tính thu về tỷ USD

(VNF) - Với những tính năng vượt trội như mạng băng thông rộng, tốc độ kết nối cao gấp khoảng 40 lần với 4G, độ trễ thấp, đáp ứng nhanh, mạng thông tin di động thế hệ thứ 5 (5G) được kỳ vọng sẽ là trụ cột, là cơ sở hạ tầng quan trọng giúp nền kinh tế số của Việt Nam “cất cánh” trong thời gian tới.

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

Lập bản đồ số về quy hoạch: Dễ dàng tra cứu mọi mảnh đất trước khi xuống tiền

(VNF) - Phó giám đốc Sở KH&ĐT tỉnh Quảng Nam Nguyễn Hưng khẳng định, việc số hoá và công khai các quy hoạch có ý nghĩa quan trọng, giúp nhà đầu tư (NĐT) hình dung được không gian phát triển của tỉnh, từ đó có thể nghiên cứu rót vốn vào các lĩnh vực giàu tiềm năng.

'Ngành bán dẫn là cốt lõi phát triển kinh tế số'

'Ngành bán dẫn là cốt lõi phát triển kinh tế số'

(VNF) - Thời gian qua, Việt Nam đã trở thành “cứ điểm” hấp dẫn cho các nhà sản xuất bán dẫn quốc tế, như Samsung, Intel và LG. Tuy nhiên, để tham gia sâu vào chuỗi cung ứng, cũng như gia tăng sức mạnh tự cường trong việc phát triển lĩnh vực này, cần một chiến lược dài hơi và sự quyết tâm của các doanh nghiệp trong nước.

Ngân hàng SCB đóng cửa 61 phòng giao dịch

Ngân hàng SCB đóng cửa 61 phòng giao dịch

(VNF) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) vừa tiếp tục chấm dứt hoạt động đối với một phòng giao dịch ở TP.HCM. SCB đã đóng cửa 61 phòng giao dịch tại các tỉnh, thành trên cả nước.

Chủ tịch TCBS: 'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

Chủ tịch TCBS: 'Việc gì máy làm được thì hãy để máy làm'

(VNF) - Với phương châm “việc gì máy làm được thì hãy để máy làm, chúng ta dành thời gian cho sáng tạo và cải tiến”, Chủ tịch TCBS Nguyễn Xuân Minh cho biết khi tiến hành chuyển đổi số, yếu tố tự động hóa các quy trình vận hành cần đặt lên hàng đầu với mục tiêu chính là giảm thiểu tối đa chi phí vận hành cho công ty.

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

Quét mã khai báo thông tin: Chỉ 1 vài giây thay thế loạt thủ tục, giấy tờ

(VNF) - Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), nhiều kết quả nổi bật đã được ghi nhận tại tỉnh Quảng Nam, trong đó đáng chú ý là những dịch vụ tiện ích phục vụ nhu cầu người dân và doanh nghiệp.

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

Thanh tra SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu kinh doanh vàng: Ai lỗ, lãi mạnh nhất?

(VNF) - SJC, Doji, PNJ, Bảo Tín Minh Châu là những doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực kinh doanh vàng và thuộc diện thanh tra lần này. Nhiều đơn vị có doanh thu rất lớn nhưng lợi nhuận mỏng dù giá vàng chênh lớn, biến động mạnh.

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

CEO Kopi Kenangan: Hành trình quán cà phê địa phương thành thương hiệu tỷ USD

(VNF) - Edward Tirtanata, nhà đồng sáng lập kiêm giám đốc điều hành 35 tuổi của Kopi Kenangan, đã biến một cửa hàng cà phê địa phương trở thành “kỳ lân” F&B đầu tiên tại Đông Nam Á với doanh thu 100 triệu USD/năm.

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

Cổ đông ngân hàng mùa thu cổ tức 'khủng' bằng tiền mặt

(VNF) - Cổ đông nhiều ngân hàng như ACB, Techcombank, VPBank và MB đang chuẩn bị nhận cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ cao.

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

Pháp lý và công nghệ 'mở lối' cho P2P Lending

(VNF) - Theo PGS. TS Nguyễn Hữu Huân, khi khắc phục được những hạn chế về pháp lý và công nghệ, mô hình P2P Lending hoàn toàn có thể phát triển tốt ở Việt Nam, thậm chí tạo ra những cơn sóng ngắn hạn.

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

Những sân golf 36 - 54 hố, lớn hàng đầu Việt Nam

(VNF) - Golf không còn là một bộ môn thể thao quá xa lạ tại Việt Nam. Hiện nay, có tổng cộng gần 80 sân đang hoạt động trên toàn quốc, trong đó, nhiều sân golf được đầu tư xây dựng với diện tích lớn quy mô 36 - 54 hố, đạt chuẩn quốc tế.