Thâm nhập khu đất xây dựng Tổ hợp Hòa Xuân hơn 3.500 tỷ ở Đà Nẵng
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.
Trước đó, Ngoại trưởng Australia Marise Payne ngày 21/4 cho biết chính quyền nước này đã hủy 2 thỏa thuận mà chính quyền bang Victoria ký với Trung Quốc là Bản ghi nhớ ký năm 2018 và Thỏa thuận ký năm 2019 về các nội dung hợp tác trong khuôn khổ sáng kiến Vành đai con đường và Con đường tơ lụa thế kỷ 21.
Ngoại trưởng Payne cho biết các thỏa thuận này không phù hợp với chính sách đối ngoại của Australia hoặc gây bất lợi cho quan hệ đối ngoại của nước này theo quy định của Luật Quan hệ đối ngoại được thông qua vào năm 2020.
Phản ứng trước động thái này của Australia, phát biểu trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 22/4, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nói thỏa thuận ban đầu giữa Victoria và Trung Quốc ký năm 2018 và 2019 là động thái tích cực cho quan hệ 2 quốc gia nhưng việc Canberra hủy bỏ nó đã "phá hủy nghiêm trọng lòng tin giữa 2 nước".
Ông Uông cho biết Bắc Kinh đã bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ với hành động của Australia và kêu gọi Australia ngay lập tức “thu hồi quyết định sai trái, sửa chữa sai lầm” nếu không Trung Quốc sẽ “đáp trả kiên quyết và mạnh mẽ".
Đại sứ quán Trung Quốc ở Australia cũng tuyên bố “hành động của Canberra nhất định sẽ gây thêm thiệt hại cho mối quan hệ song phương Trung Quốc-Australia và cuối cùng sẽ chỉ tự làm hại chính mình”.
Cũng trong ngày 22/3, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho hay Washington ủng hộ quyết định của Canberra và “tiếp tục đứng về phía người dân Australia trong khi họ phải hứng chịu hành vi bắt nạt của Trung Quốc”.
Ông Price cho rằng Australia đã phải “chịu đựng tổn thất khổng lồ” từ những hành động của Trung Quốc đồng thởi khẳng định quan hệ giữa Mỹ và Australia "chia sẻ những giá trị chung" nhưng với Trung Quốc thì không như vậy.
Động thái cắt đứt thỏa thuận với sáng kiến BRI của Australia diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa nước này và Trung Quốc đang ngày một xấu đi.
Quan hệ giữa Trung Quốc và Australia đã nảy sinh vấn đề từ năm 2018 khi Australia không cho tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei tham gia xây dựng mạng viễn thông 5G vì lý do an ninh.
Sang năm 2020, căng thẳng tiếp tục được nâng lên khi Australia thúc đẩy điều tra nguồn gốc Covid-19 và bác yêu sách của Trung Quốc trên Biển Đông. Bắc Kinh thời gian gần đây đã ra loạt đòn trừng phạt nhắm vào than, rượu, lúa mạch và thịt bò Australia.
Cho tới nay, ít nhất 13 ngành của Australia đã bị Trung Quốc áp thuế suất cao hoặc cấm nhập khẩu, gồm lúa mạch, thịt bò, than, đồng, bông, tôm hùm, đường, gỗ, du lịch, trường đại học, rượu, lúa mì và len.
Xem thêm >> Trung Quốc nói Australia ‘khiêu khích’ khi hủy 2 thỏa thuận liên quan đến Vành đai và Con đường
(VNF) - Khu đất sắp đấu giá để thực hiện dự án Tổ hợp, thể thao giải trí và thương mại Hòa Xuân có diện tích rộng 101 ngàn m2.