Bảo vệ thế thống trị, Trung Quốc cấm xuất khẩu công nghệ chế biến đất hiếm
Quang Đăng -
22/12/2023 16:40 (GMT+7)
(VNF) - Trung Quốc, quốc gia xử lý đất hiếm hàng đầu thế giới vừa áp lệnh cấm xuất khẩu công nghệ chế tạo nam châm đất hiếm, bổ sung vào lệnh cấm đã áp dụng đối với công nghệ chiết xuất và phân tách vật liệu quan trọng trước đó.
Châu Âu và Mỹ cũng đang cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc.
Đất hiếm gồm 17 kim loại có tính chất hóa học tương tự nhau, do sở hữu từ tính và cách thức phản ứng với ánh sáng đặc biệt nên được sử dụng rộng rãi cho xe điện, turbine gió cùng nhiều thiết bị điện tử. Chúng chia thành hai nhóm chính là đất hiếm nhẹ (LREE, từ lanthanum đến europium) và đất hiếm nặng (HREE, từ gadolinium đến lutetium).
Ông Nathan Picarsic, đồng sáng lập công ty tư vấn địa chính trị Horizon Advisory, cho biết: “Đây là lời kêu gọi rõ ràng rằng sự phụ thuộc vào Trung Quốc trong bất kỳ phần nào của chuỗi giá trị này đều không bền vững”.
Bộ thương mại Trung Quốc đã lấy ý kiến công chúng vào tháng 12 năm ngoái về động thái tiềm năng bổ sung công nghệ chế tạo nam châm smarium-coban, nam châm neodymium-iron-boron và nam châm cerium vào "Danh mục công nghệ bị cấm và hạn chế xuất khẩu".
Trong danh sách, nước này cũng cấm công nghệ sản xuất canxi oxyborate đất hiếm và công nghệ sản xuất kim loại đất hiếm, bổ sung chúng vào lệnh cấm sản xuất vật liệu hợp kim đất hiếm trước đây. Mục đích là để bảo vệ an ninh quốc gia và lợi ích công cộng.
Bảo vệ vị thế thống trị
Trung Quốc đã thắt chặt đáng kể các quy định xuất khẩu một số kim loại trong năm nay, trong cuộc chiến leo thang với phương Tây về quyền kiểm soát các khoáng sản quan trọng.
Nước này đã ban hành sắc lệnh cấm xuất khẩu vật liệu sản xuất chip gali và germani vào tháng 8, sau đó là các yêu cầu tương tự đối với một số loại than chì kể từ ngày 1/12.
Ông Don Swartz, Giám đốc điều hành của American Rare Earths, công ty đang phát triển một cơ sở chế biến và khai thác đất hiếm ở Wyoming, cho biết: “Trung Quốc được thúc đẩy để duy trì sự thống trị thị trường của mình. Giờ đây là một cuộc đua”.
Động thái bảo vệ công nghệ đất hiếm của nước này diễn ra khi châu Âu và Mỹ đang nỗ lực loại bỏ đất hiếm từ Trung Quốc, quốc gia chiếm gần 90% sản lượng tinh chế toàn cầu.
Các quy định mới tuy không ảnh hưởng đến việc xuất khẩu các sản phẩm đất hiếm, nhưng có thể làm suy yếu sự phát triển của ngành này bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.
Trong những năm gần đây, châu Âu và Mỹ cũng đang cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc. Tuy nhiên, các nước này vẫn chưa làm chủ được quy trình chiết dung môi để tinh chế các loại khoáng sản chiến lược như Trung Quốc do sự phức tạp về kỹ thuật.
Mỏ lộ thiên đất hiếm MP Materials ở Mountain Pass, California - Mỹ.
Trung Quốc đã thành thạo quy trình chiết dung môi để tinh chế các khoáng sản chiến lược, điều mà MP Materials (và các công ty đất hiếm phương Tây khác) đã phải vật lộn để triển khai do sự phức tạp về kỹ thuật và lo ngại về ô nhiễm.
Cổ phiếu của MP, công ty đang bắt đầu tăng cường chế biến đất hiếm ở California, đã tăng hơn 10% vào ngày 21/12 sau động thái của Trung Quốc.
Một công ty khác là Ucore Rare Metals ngày 21/12 cho biết họ đã hoàn thành việc vận hành một cơ sở để thử nghiệm công nghệ xử lý đất hiếm của riêng mình, cơ sở này đang được Bộ Quốc phòng Mỹ tài trợ một phần.
Giám đốc điều hành Ucore Pat Ryan cho biết: “Sẽ cần có các công nghệ mới để vượt qua sự kiểm soát của Trung Quốc trong các lĩnh vực quan trọng này”. Cổ phiếu của Ucore đã tăng hơn 16% sau động thái của Trung Quốc.
Hiện chưa rõ công nghệ chế biến đất hiếm của Trung Quốc thực sự được xuất khẩu ở mức độ nào. Constantine Karayannopoulos, cựu Giám đốc điều hành của Neo Performance Materials, công ty chuyên phân tách đất hiếm ở Estonia, cho biết Bắc Kinh đã không khuyến khích xuất khẩu trong nhiều năm.
(VNF) - Trung Quốc ngày 13/1 công bố thặng dư thương mại đạt gần 1.000 tỷ USD vào năm 2024 khi hàng xuất khẩu của nước này tràn ngập toàn cầu, trong khi các doanh nghiệp và hộ gia đình trong nước chi tiêu thận trọng vào hàng nhập khẩu.
(VNF) - Trong tuần vừa qua (6-12/1), toàn cầu đã ghi nhận nhiều không tin không mấy tích cực với loạt thảm hoạ thiên nhiên như động đất ở Tây Tạng (Trung Quốc) hay hoả hoạn tại Los Angeles (Mỹ). Bên cạnh đó, thông tin Thủ tướng Canada Justin Trudeau từ chức cũng nhận được nhiều sự chú ý.
(VNF) - Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết, lời đe dọa áp thuế của Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump mang đến mức độ bất ổn mới cho triển vọng kinh tế toàn cầu.
(VNF) - Đám cháy lớn nhất đã tàn phá nhiều khu vực ở Los Angeles tuần này được báo cáo là đã chuyển hướng, khiến nhiều lệnh sơ tán được ban hành và đặt ra thách thức mới cho những người lính cứu hỏa đã kiệt sức.
(VNF) - Việc dọn sạch chất độc hại còn sót lại từ các tòa nhà bị cháy xung quanh Los Angeles sẽ đòi hỏi một quá trình phức tạp và tốn kém và California đã từng trải qua điều này.
(VNF) - Bên cạnh tác động về xã hội và môi trường, cháy rừng ở Los Angeles, California cũng gây ảnh hưởng nặng nề lên nền kinh tế khu vực này ở hầu hết các lĩnh vực.
(VNF) - Giá dầu tăng vọt lên mức cao nhất trong 3 tháng vào ngày 10/1 sau khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden áp đặt lệnh trừng phạt khắc nghiệt lên gành công nghiệp dầu mỏ của Nga để cắt nguồn tài trợ cho chiến sự tại Ukraine.
(VNF) - Sở hữu khối tài sản ròng lên tới gần 160 tỷ USD, nhà đồng sáng lập Microsoft, tỷ phú Bill Gates đang có kế hoạch thoát ra khỏi top 10 tỷ phú giàu nhất thế giới thông qua việc trao đi phần lớn tài sản của mình.
(VNF) - Trong danh sách những tỷ phú giàu nhất thế giới đầu năm 2025, Elon Musk tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu với khối tài sản khổng lồ, vượt xa các đối thủ. Những tên tuổi quen thuộc như Jeff Bezos, Bernard Arnault và Warren Buffett vẫn góp mặt trong bảng xếp hạng. Dưới đây là chi tiết về tài sản đáng của những giàu nhất hành tinh.
(VNF) - Trung Quốc cáo buộc các cuộc điều tra do Liên minh châu Âu (EU) tiến hành đối với các công ty Trung Quốc cấu thành "rào cản thương mại và đầu tư không công bằng", đánh dấu cuộc đụng độ mới nhất trong tranh chấp thương mại đang diễn ra giữa hai bên.
(VNF) - Năm 2025 được định hình là một năm với nhiều biến số đối với nền kinh tế toàn cầu, một năm mà tăng trưởng dự kiến sẽ vẫn ở mức "ổn định nhưng không mấy ấn tượng" là 3,2%, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
(VNF) - Một người đàn ông vô gia cư đã bị bắt giữ vì có liên quan đến vụ cháy rừng Kenneth bùng phát vào chiều 9/1 tại West Hills, Los Angeles, trong khi các vụ cháy rừng dữ dội vẫn tiếp tục hoành hành ở Nam California, theo các báo cáo.
(VNF) - Chủ nhà ở những khu vực “tuyến đầu” dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai ở Mỹ không thể có được mức bảo hiểm đầy đủ vì các công ty bảo hiểm đã rời khỏi tiểu bang để tránh tổn thất.
(VNF) - Thảm họa cháy rừng vừa diễn ra được xem là vụ cháy rừng tồi tệ nhất trong lịch sử California (Mỹ) hiện đại. Theo ước tính sơ bộ của Tổ chức dự báo thời tiết tư nhân AccuWeather, thiệt hại do cháy rừng ở California có thể gây tổn thất kinh tế lên tới 150 tỷ USD.
(VNF) - Đồng USD đã tăng giá mạnh kể từ khi Tổng thống đắc cử Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2024, khiến các loại tiền tệ châu Á giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm.
(VNF) - Trung Quốc đã bổ sung thêm nhiều thiết bị gia dụng vào chương trình đổi hàng tiêu dùng và sẽ trợ cấp thêm cho các sản phẩm kỹ thuật số trong năm nay nhằm nỗ lực phục hồi nhu cầu hàng gia dụng đang trì trệ.
(VNF) - Một trong những đơn vị khai thác cảng lớn nhất Trung Quốc đã cấm các tàu chở dầu của Nga bị Mỹ trừng phạt cập cảng tại bến của mình ở tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc, một động thái được cho là một đòn giáng mạnh vào "hạm đội bóng tối" của Nga.
(VNF) - Vốn hóa thị trường của Nvidia hiện lớn gấp đôi tổng vốn hóa của các đối thủ cạnh tranh hàng đầu cộng lại khi công ty này chiếm lĩnh thị trường chip cho trí tuệ nhân tạo.
(VNF) - Theo số liệu chính thức vừa được công bố, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã mua thêm 300.000 ounce vàng trong tháng trước trong bối cảnh giá vàng giao dịch gần mức kỷ lục và kỷ nguyên Trump 2.0 sắp bắt đầu.
(VNF) - Trong bối cảnh Hungary tiếp tục ủng hộ lập trường của Nga, Ukraine tuyên bố họ sẽ thay thế nếu Budapest quyết định tham gia khối do Nga đứng đầu thay vì các tổ chức phương Tây.
(VNF) - Một đám cháy rừng bùng phát do gió mạnh đã quét qua một sườn đồi ở Los Angeles, kéo dài hơn 1 ngày và khiến hàng trăm nghìn người phải đi sơ tán.
(VNF) - Greenland đang trở thành tâm điểm chú ý khi Tổng thống Donald Trump tiếp tục muốn mua lại hòn đảo này vào đầu năm 2025. Đây không chỉ là vùng đất băng giá mà còn là chìa khóa trong cuộc tranh giảnh ảnh hưởng toàn cầu tại Bắc Cực, nơi các siêu cường như Mỹ, Nga và Trung Quốc đang tăng cường hiện diện.
(VNF) - Tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối toàn cầu đã giảm dần trong nhiều năm khi các ngân hàng trung ương đa dạng hóa các khoản nắm giữ của mình sang các tài sản được định giá bằng các loại tiền tệ khác. Dù vậy, USD hiện vẫn là đồng tiền thống trị dự trữ ngoại hối toàn cầu.
(VNF) - Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump ngày 7/1 đã từ chối loại trừ khả năng sử dụng biện pháp cưỡng chế về quân sự hoặc kinh tế để mở rộng nước Mỹ.
(VNF) - JPMorgan, cùng với năm ngân hàng hàng đầu khác của Mỹ, đã rút khỏi Liên minh Net Zero chỉ sau một tháng. Động thái này không chỉ khiến liên minh này lung lay mà còn dấy lên câu hỏi về tương lai của tài chính xanh.
(VNF) - Trung Quốc ngày 13/1 công bố thặng dư thương mại đạt gần 1.000 tỷ USD vào năm 2024 khi hàng xuất khẩu của nước này tràn ngập toàn cầu, trong khi các doanh nghiệp và hộ gia đình trong nước chi tiêu thận trọng vào hàng nhập khẩu.
(VNF) - Chợ Tân Thanh - Lạng Sơn từng được ví là trung tâm mua sắm nhộn nhịp nhất là vào dịp Tết. Đây là nơi có số lượng hàng hóa “khủng” cùng mức giá cực phải chăng. Tuy nhiên, kinh doanh ở chợ Tân Thanh ngày càng đi xuống và không còn cảnh sắm Tết tấp nập như xưa.